logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thưởng tết 2024-khi doanh nghiệp và lao động cộng đồng trách nhiệm ( 02/01/2024)

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2023 tiếp tục khó khăn, không ít doanh nghiệp vẫn thiếu đơn hàng, thưởng Tết 2024 tiếp tục trở thành bài toán khó với các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, xác định thưởng Tết là một nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp, đồng thời để giữ chân và tri ân người lao động, hầu hết các doanh nghiệp đều nỗ lực để đảm bảo thực hiện thưởng Tết cho người lao động không thấp hơn năm trước
“Thưởng tết 2024: khi doanh nghiệp và lao động cộng đồng trách nhiệm” là nội dung của 10 phút sự kiện luận bàn ngày 02/01/2024.

Phục hồi ngoạn mục: Cách thức Nhật Bản “làm mới” du lịch? (29/12/2023)

Ngành du lịch quốc tế đã có một năm khởi sắc sau một thời gian trì trệ vì đại dịch Covid-19. Tại châu Á, Nhật Bản được coi là điểm sáng của ngành du lịch khi các số liệu cho thấy lượng khách tới “đất nước mặt trời mọc” liên tục tăng và vào tháng 10 năm 2023 lần đầu tiên đã vượt qua mức trước đại dịch Covid-19, đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn về lượng khách nước ngoài kể từ khi nước này nới lỏng các biện pháp kiểm soát biên giới. Yếu tố nào tạo nên kết quả đáng chú ý này, Nhật Bản làm mới ngành du lịch ra sao để phát triển bền vững ngành công nghiệp không khói?

Nâng tầm sản phẩm OCOP để phát triển du lịch nông thôn (28/12/2023)

Làng du lịch Mỹ Khánh ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở ĐBSCL được chứng nhận là sản phẩm OCOP du lịch 4 sao. Đây là bước đệm để nâng tầm các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Từ đó, nâng tầm và lan tỏa du lịch Cần Thơ và khu vực ĐBSCL. Đồng thời, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực dân gian truyền thống, từng bước xây dựng và gìn giữ thương hiệu của từng địa phương. Nâng tầm sản phẩm OCOP để phát triển du lịch nông thôn là nội dung được bàn luận trong chương trình 10 phút sự kiện, luận bàn hôm nay.

Khách du lịch Ấn Độ - “mỏ vàng” mới của du lịch thế giới (Ngày 27/12/2023)

Với quy mô dân số đứng đầu thế giới, Ấn Độ đang trở thành “điểm nóng” mới của thị trường du lịch thế giới khi duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng đột phá về kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện là động lực quan trọng nhất cho sự tăng trưởng của thị trường Ấn Độ. Tiềm năng lớn của Ấn Độ lập tức trở thành “đích ngắm” của nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều chương trình ưu đãi, quảng bá dành riêng cho thị trường này.

Thái Lan hướng tới mục tiêu dẫn đầu về kinh tế số (Ngày 22/12/2023)

Thái Lan sẽ thiết lập 1.500 Lớp học Số tại các trường học trên toàn quốc để đào tạo ít nhất 100.000 lao động trong lĩnh vực này mỗi năm, đồng thời tăng cường hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại Thung lũng Kỹ thuật số Thái Lan – đây là những nội dung rất đáng chú ý trong chiến lược về phát triển kinh tế số mà Bộ Kinh tế và Xã hội Số Thái Lan vừa công bố. Với những kế hoạch được đánh giá là mang tính đột phá, Thái Lan đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về kinh tế số - một xu thế phát triển trên toàn cầu hiện nay.

Ấn Độ khai trương sàn giao dịch kim cương lớn nhất thế giới: Cú hích cho ngành công nghiệp đang gặp khó (20/12/2023)

Mới đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố khai trương sàn giao dịch kim cương hiện đại, lớn nhất thế giới ở thành phố Surat, bang miền Tây Gujarat. Đây là bước đi nhằm khẳng định Surat sẽ không chỉ là trung tâm buôn bán kim cương và trang sức quốc tế lớn nhất của Ấn Độ mà còn của thế giới.

Xuất khẩu của Tiền Giang - Mảng sáng trong tiến trình phục hồi kinh tế ( 21/12/2023)

Dù chịu tác động chung từ suy giảm kinh tế toàn cầu, những biến động của thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất, tỷ giá...nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang trong năm nay đạt cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ 600 triệu USD, vượt 18,3% chỉ tiêu cả năm, tăng hơn 12,9% so với năm trước và là mức tăng cao nhất từ trước đến nay
So với mục tiêu theo Nghị quyết 25 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang đề ra về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 thì đến thời điểm này kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã vượt kế hoạch 5 năm.

Chính phủ Thái Lan tìm lời giải cho khủng hoảng nợ gia đình (15/12/2023)

Các số liệu cho thấy, các hộ gia đình Thái Lan là một trong những người đi vay nhiều nhất châu Á và vấn đề là họ ngày càng khó trả nổi núi nợ này dẫn đến nguy cơ vỡ nợ ngày càng tăng. Ngoài việc giải quyết những vấn đề này, điều cần thiết là thúc đẩy hiểu biết về tài chính để ngăn chặn chi tiêu quá mức và tích lũy nợ vượt qua khả năng trả nợ. Chính phủ mới ở Thái Lan sau hơn 3 tháng nhậm chức đang xúc tiến những giải pháp gì cho vấn đề này?

Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú tỉnh Bến Tre tạo sức lan tỏa cùng nhau làm giàu (PS 14/12/2023)

Sau 5 năm hoạt động, mô hình Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú của Bến Tre đã tăng gấp hơn 20 lần con số 20 người tham gia từ ngày đầu thành lập. Cũng xin nhấn mạnh, đây là mô hình đầu tiên của cả nước được Trung ương Hội Nông dân ghi nhận và nhân rộng. Những lợi ích thiết thực mà các hội viên nhận được từ Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú là gì? Hiệu quả và kinh nghiệm tốt nào từ mô hình này để các địa phương khác có thể học hỏi? Những câu hỏi này sẽ được chúng tôi trao đổi với phóng viên Nhật Trường – thường trú Đài TNVN tại khu vực ĐBSCL trong chương trình hôm nay.

Australia thắt chặt chính sách nhập cư và những tác động! (14/12/2023)

Sau một thời gian triển khai chính sách nới lỏng, trong thông báo mới nhất, Australia cho biết sẽ siết chặt quy định về thị thực cho sinh viên quốc tế và lao động tay nghề thấp, nhằm giảm 50% lượng người nhập cư trong hai năm tới. Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Australia nhằm điều chỉnh lại hệ thống nhập cư mà chính phủ cho rằng đang tồn tại một số vấn đề. Trước nhu cầu về người lao động đang thiếu hụt thời gian qua, liệu chính sách này của Australia có đi ngược lại xu hướng thu hút người lao động nhập cư của nhiều nước hiện nay? Góc nhìn của PV Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia.

Luật nhập cư mới của Đức: Ai được hưởng lợi? (08/12/2023)

Thiếu nhân lực đang gây khó khăn cho tiến trình phục hồi kinh tế, nhiều nước có các biện pháp khẩn cấp nhằm khắc phục tình trạng này. Từ ngày 18/11/2023, những thay đổi đầu tiên trong "Luật nhập cư sửa đổi" của Đức nhằm thu hút những lao động có tay nghề từ các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu có hiệu lực. Chính phủ Đức kỳ vọng luật mới sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng đang đè nặng lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Chương trình hôm nay sẽ đề cập về những thay đổi trong chính sách của Đức cũng như những đối tượng được hưởng lợi từ việc cải cách luật nhập cư này.

Vị thế của Ấn Độ trên bàn cờ “địa chính trị công nghệ” (Ngày 6/12/2023)

Trong 3 ngày từ 4-6/12, Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ Toàn cầu năm 2023 diễn ra tại Thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Với chủ đề “Địa chính trị công nghệ”, hội nghị thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, học giả trong lĩnh vực công nghệ trên toàn thế giới. Trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới đang có rất nhiều biến động, công nghệ ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng cấu thành nên sức mạnh quốc gia. Bởi thế các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề địa chính trị và chính sách liên quan đến công nghệ mới.

Nga hé lộ chiến lược mới, tăng tốc trong cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (04/12/2023)

Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, “Nga xác định cần thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, bởi thế, sẽ sớm phê chuẩn một phiên bản mới của Chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)”. Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu đang càng lúc càng nóng bỏng, lĩnh vực AI của Nga đang ở vị trí nào, liệu chiến lược mới sắp tới có thể giúp Nga tăng tốc, cạnh tranh với phương Tây? Góc nhìn của PV Thu Hà - Thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga.

Tác động của cuộc xung đột với Hamas tới nền kinh tế Israel (Ngày 1/12/2023)

Cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu Moody’s vừa công bố báo cáo cho biết xung đột với Hamas ở dải Gaza đang khiến kinh tế Israel thiệt hại ít nhất 270 triệu USD mỗi ngày. Đây là mức thiệt hại về kinh tế nặng nề nhất so với các cuộc xung đột trước đó của Israel và có thể còn tác động tới triển vọng tăng trưởng dài hạn nếu xung đột kéo dài. Trước đó, Ngân hàng Trung ương Israel cũng thừa nhận cuộc xung đột kéo chậm tốc độ tăng trưởng GDP của Israel trong năm 2023 hơn 10% so với dự báo ban đầu. Vậy Israel đang tính toán như thế nào giữa việc đạt được các mục tiêu chính trị, quân sự trong cuộc xung đột và sức chịu đựng của nền kinh tế?

Bài học nào rút ra từ vụ hàng trăm tấn tôm hùm bông bị ứng đọng (30/11/2023)

Cả trăm tấn tôm hùm bông đang bị ứ đọng ở vùng nuôi các tỉnh Nam Trung Bộ, không xuất được sang Trung Quốc, sau khi nước này xếp tôm hùm bông vào danh mục các loài động vật nguy cấp hoang dã cần được bảo vệ, đòi hỏi người nuôi phải truy suất được nguồn gốc giống tôm không phải tự nhiên. Hệ quả là giá giảm sâu từ đỉnh điểm hơn 2 triệu 6 nghìn đồng/kg xuống chỉ còn 1 triệu đồng/kg. Giá giảm sâu nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Các địa phương và bộ ngành đang tháo gỡ ra sao cho người nông dân và bài học nào cần rút ra để tránh lặp lại tình trạng tương tự? Nội dung sẽ được chúng tôi bàn luận trong Chương trình hôm nay:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: