logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Cập nhật : 0:0 26/11/2020
Cổ phần hóa không đạt tiến độ: Không thể đổ tại khách quan (26/11/2020)

VOV1 - Chưa đầy 30% số doanh nghiệp được cổ phần hóa theo kế hoạch, trong khi chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm. Đây là thông tin thu hút sự chú ý tại hội thảo được Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây về những vấn đề liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Không đạt kế hoạch cổ phần hóa năm nay, đó là điều chắc chắn. Đằng sau sự “không đạt” này nói lên điều gì về quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay? BTV Ngọc Diệu có bài bình luận về nội dung này.

 

Bước sang năm 2020, trông vào danh sách 128 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có nhiều cái tên tạo hứng khởi, kỳ vọng cho nhà đầu tư, như những “ông lớn”  VNPT, Mobifone, Argibank, Tập đoàn hóa chất VN, Vinacomin, Vinafood 1…  Hứng khởi bao nhiêu, thì cũng thất vọng bấy nhiêu, khi chắc chắn trong năm nay, các doanh nghiệp này chưa thể “nhúc nhích” trên chặng đường cổ phần hóa, bởi còn rất nhiều vướng mắc trong phê duyệt phương án sử dụng đất để tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng gần như “đóng băng” các kế hoạch tại các doanh nghiệp nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa hiện nay, bên cạnh nguyên nhân dịch Covid 19 – là yếu tố làm đảo lộn, ảnh hưởng đến nhiều kế hoạch kinh tế-xã hội năm nay.

Cổ phần hóa doanh nghiệp vẫn chưa đạt được như kỳ vọng

Nhìn lại những giai đoạn của quá trình cổ phần hóa, thời kỳ từ năm 1992 đến trước 2015, để lại nhiều ấn tượng cho xã hội, nhưng phần nhiều là ấn tượng không mấy tốt đẹp về cổ phần hóa, khi những kẽ hở chính sách tạo đất cho tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước qua quá trình này. Thực trạng đó cũng đã được chỉ rõ tại Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 khóa 12: “Quá trình cổ phần hóa còn nhiều yếu kém, tiêu cực và có một số khó khăn vướng mắc về thể chế chậm được giải quyết, nhất là thể chế định giá đất đai, tài sản”. Thế nên cũng là dễ hiểu, khi 5 năm trở lại đây, với quyết tâm đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hóa là một giải pháp quan trọng-  được kiểm soát chặt chẽ. Để làm sao, cổ phần hóa phải đạt được mục tiêu- như Nghị quyết của Đảng đã đề ra, về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Các con số thống kê cho thấy tín hiệu khả quan, khi 5 năm qua, quá trình cổ phần hóa đã tăng “chất”, với số tiền thu về ngân sách trong giai đoạn vừa qua từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước chiếm tới hơn 90% so với cả thời kỳ trước đó-   là thời kỳ chạy theo số lượng, với nhiều hệ lụy về vốn và tài sản nhà nước. Tuy nhiên, để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng hiệu quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết của Đảng, hiện nay vấn đề thể chế định giá đất đai, tài sản chưa hoàn thiện- chính là một “món nợ” với thị trường, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, thị trường cổ phần hóa trở nên kém hấp dẫn.

 Nhìn nhận đúng nguyên nhân cản trở quá trình cổ phần hóa để có những giải pháp phù hợp là yêu cầu quan trọng. Có rất nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh Việt Nam cần “tăng tốc’ phát triển, việc thu xếp, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực quốc gia là định hướng quan trọng. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn Nhà nước khỏi doanh nghiệp cũng nằm trong tiến trình thu hút, phân bổ lại và sử dụng nguồn lực quốc gia một cách hiệu quả nhất.

Tỷ lệ doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa đạt khoảng 28%

 

Theo nghiên cứu của Hiệp hội kiểm toán và kế toán công chứng Anh quốc, cổ phần hóa đem lại cơ hội cung cấp dịch vụ công đạt được mục tiêu và hiệu quả cao, kích thích nền kinh tế ở diện rộng hơn, cho phép chuyển rủi ro từ nhà cung cấp khu vực công sang khu vực tư nhân; cung cấp cơ hội đảm bảo đầu tư vào khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ. Tuy nhiên, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng đem lại những rủi ro lớn nếu việc định giá các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn giá trị thực. Điều này dẫn đến không thể phục hồi lại giá trị doanh nghiệp  và Nhà nước mất đi sự kiểm soát đối với các dịch vụ hoặc chức năng ở khu vực công đã cổ phần hóa.

Không “duy ý chí”, đẩy nhanh cổ phần hóa bằng mọi giá để đạt chỉ tiêu số lượng, nhưng cũng không thể lấy cớ “chậm-chắc”, vì những rủi ro có thể xảy ra, để quá trình cổ phần hóa tiếp tục “ì ạch”, đến nỗi đã thành nhận định trở nên quen thuộc mỗi dịp cuối năm.Làm sao có thể tăng tốc phát triển, làm sao Việt Nam có thể trở nên hùng cường, nếu cứ để những “ì trệ” kiểu này kéo dài mãi?

Ngọc Diệu/VOV1

 

Tải file

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: