logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Triển khai Nghị quyết 02 nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - Góc nhìn doanh nhân "Sao đỏ" (19/2/)

Quan điểm điều hành của Chính phủ năm nay là "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững". Ngay từ những ngày đầu năm, Chính phủ đã thể hiện tính trách nhiệm, chủ động, kịp thời khi ban hành liên tiếp Nghị quyết 01, 02 nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, Nghị quyết 02 đặt mục tiêu cụ thể: tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng ít nhất 10% so với 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng dưới 10% …Vấn đề còn lại, như băn khoăn của nhiều người dân, doanh nghiệp – đối tượng trung tâm phục vụ của Chính phủ, là thực thi thế nào cho hiệu quả. Ông Phạm Đình Đoàn – Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Làm thế nào để đạt được mục tiêu cụ thể được đề ra trong Nghị quyết số 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (16/2/2024)

Phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Đây là mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Nghị quyết số 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Mục tiêu này cũng tương đương mức dự báo của Tổng cục Thống kê mới đây. Theo đó, cơ quan này ước tính sẽ có thêm 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế năm 2024. Trong đó, 162.500 doanh nghiệp ra đời và 68.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16%. Nghị quyết 02 cũng đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần làm gì để hiện thực hóa các mục tiêu này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa?

“Năm Giáp Thìn 2024 – kỳ vọng bứt tốc” (15/2/2024)

Năm 2024 phải hoàn thành các mục tiêu tốt hơn năm 2023. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp Chính phủ tháng 1 vừa qua. Tình hình kinh tế xã hội tháng 1 có nhiều khởi sắc, tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực. Trong đó đáng chú ý là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt hơn 2 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp cũng tăng khá so với cùng kỳ, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh.v.v. Tuy vậy người đứng đầu Chính phủ cũng nhận định nhiệm vụ trong tháng 2 này và những tháng tới rất nặng nề, đòi hỏi phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn. Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành địa phương tìm kiếm và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2024 này. Tiến sỹ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cùng bàn luận câu chuyện này.

Biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị (08/02/2024)

Tại Việt Nam, kết quả giải mã trình tự gen các ca mắc Covid-19 vừa qua ghi nhận bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Đáng lo ngại là số ca nhập viện do Covid-19 tại các cơ sở y tế có xu hướng gia tăng. Biến thể phụ JN.1 có điều gì đáng lưu tâm trong phòng ngừa và điều trị? Những lưu ý nào trong công tác phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán năm nay?

Cảnh giác trước các hành vi lừa đảo trực tuyến (06/02/2024)

Trong năm 2023, khoảng 70% người dùng Việt Nam gặp phải lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng mỗi tháng. Số tiền người Việt bị lừa đảo trong năm qua, ước tính lên tới hơn 16 tỷ USD. Đó là những con số từ khảo sát mới đây của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và cộng đồng chống lừa đảo Việt Nam.

Nhìn nhận thực tiễn "Việt Nam - Top 10 điểm đến thu hút FDI Châu Âu" (05/2/2024)

Vị thế điểm nóng đầu tư của Việt Nam tăng lên đáng kể; đa số các doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam xếp hạng Việt Nam Top 10 điểm đến đầu tư toàn cầu; Nhiều doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng kinh doanh, tăng vốn vào thị trường 100 triệu dân... Đây là những thông tin đáng chú ý trong Báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI), mới được Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) công bố. Những thông tin cho thấy triển vọng kinh doanh Quý 1/2024 của Việt Nam rất tích cực, có thể là tiền đề thu hút FDI cả năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, từ cấp vĩ mô đến Bộ, ngành, doanh nghiệp cần lưu ý nhiều vấn đề liên quan, để dòng vốn FDI từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu nói riêng, dòng FDI chất lượng nói chung chảy vào Việt Nam không chỉ nhiều mà còn chất lượng – xanh và bền vững. Ông Nguyễn Hải Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cùng trao đổi vấn đề này.

Giải Búa Liềm vàng: Nơi tụ hội và lan tỏa tác phẩm báo chí xuất sắc trong lĩnh vực xây dựng Đảng (1/2/2024)

Qua 8 mùa tổ chức, Giải Búa liềm vàng đã trở thành diễn đàn hàng năm, nơi tụ hội và lan tỏa các tác phẩm báo chí xuất sắc trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Ghi nhận và tôn vinh những tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, vào tối nay (1/2) tại Hà Nội, diễn ra Lễ công bố và trao giải Báo chí toàn quốc về Xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ 8- năm 2023. Để hiểu thêm vai trò của báo chí với công tác xây dựng Đảng và quá trình tổ chức Giải Búa liềm vàng, Nhà báo Ngô Minh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí xây dựng Đảng, cơ quan thường trực của giải Búa Liềm vàng và Nhà báo Bắc Văn, nguyên Trưởng ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân cùng bàn luận câu chuyện này.

Căng thẳng Biển Đỏ: Chủ động xử lý rủi ro và giảm thiểu thiệt hại (30/1/2024)

Những diễn biến phức tạp trên Biển Đỏ – một trong những tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng nhất thế giới đã tác động tiểu cực tới hoạt động vận tải quốc tế. Hàng loạt chuyến tàu chở hàng đi qua khu vực này đều phải thay đổi hải trình, dẫn tới sự chậm trễ tiến độ giao hàng cũng như cam kết hợp đồng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tình huống này khiến cho các hiệp hội ngành hàng cùng nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa lo ngại. Vậy doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan chức năng cần chủ động ứng phó ra sao để hạn chế thấp nhất thiệt hại từ căng thẳng ở Biển Đỏ? PGS, TS Nguyễn Thường Lạng, chuyên gia thương mại quốc tế cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp nào để ngăn chặn những hiểm họa đau lòng từ pháo nổ không tái diễn trong những ngày lễ Tết (25/1/2024)

Mỗi dịp lễ Tết cận kề cũng là thời điểm các vụ tàng trữ, buôn bán, sử dụng pháo trái phép gia tăng. Mặc dù là loại hàng hóa bị cấm lưu thông, buôn bán, sử dụng, vậy nhưng cứ vào dịp cuối năm, nhiều loại pháo hoa, pháo nổ có thể gây nguy hiểm tính mạng con người và làm mất an ninh trật tự lại được nhiều đối tượng rao bán trên thị trường. Điều đáng nói, nhiều người còn học cách tự chế pháo bằng cách xem những clip trên mạng, dẫn đến những tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Không ít người, trong đó có trẻ em đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng. Không chỉ nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, mà hành vi buôn bán, tàng trữ pháp nổ, hay tự chế pháo còn vi phạm pháp luật theo Nghị định số 137. Giải pháp nào để ngăn chặn những hiểm họa đau lòng từ pháo nổ không tái diễn trong những ngày lễ Tết?

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản trong năm 2024 (22/1/2024)

Bộ Xây dựng, trong 6 tháng cuối năm 2023 thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư... có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường ghi nhận sự tăng giá liên tục của phân khúc căn hộ do nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, một số phân khúc khác lại chứng kiến đà giảm mạnh từ 10-20% tuỳ khu vực. Thị trường vẫn cần phải theo dõi sát các diễn biến và tiếp tục các biện pháp tháo gỡ mạnh mẽ, nhất là về pháp lý, nguồn vốn, tăng cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và BĐS công nghiệp trong thời gian tới.

Nhìn lại thị trường bất động sản năm 2023 và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong năm 2024 (19/01/2024)

Năm 2023 đi qua với nhiều biến động xảy ra với thị trường bất động sản. Dự báo, năm 2024, thị trường này sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn cung chưa được khơi thông, sức cầu hồi phục chậm, doanh nghiệp chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn... Tuy nhiên, theo đánh giá, 2024 sẽ là năm để thị trường tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới.

Luật tổ chức tín dụng sửa đổi - cơ sở pháp lý đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính, tiền tệ (18/1/2024)

Hơn 304 nghìn tỷ đồng đã bị Trương Mỹ Lan và các đồng phạm chiếm đoạt trong vụ án Tham ô tài sản, vi phạm hoạt động ngân hàng, đưa, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan. Một vụ án điển hình để thấy, một cá nhân có thể thao túng, chi phối ngân hàng với tỷ lệ sở hữu "ngầm" lên tới hơn 90% và rút tiền ngân hàng để phục vụ mục đích cá nhân thông qua "hệ sinh thái" với hơn 1.000 doanh nghiệp….. Từ vụ án này cho thấy, quản trị hệ thống ngân hàng đang có những lỗ hổng lớn. Bên cạnh đó còn có thêm những tiêu cực khác liên quan đến hệ thống các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho khách hàng. Đây là yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác lập pháp trước những vấn đề lớn của đất nước. Theo chương trình của kỳ họp bất thường, hôm nay, Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi. Việc Quốc hội thông qua Luật tổ chức tín dụng sửa đổi góp phần lấp đầy những lỗ hổng trong quản trị hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động tín dụng, tiền tệ an toàn, minh bạch và hiệu quả hơn. Cùng với những quy định mới trong luật, cần lưu tâm thêm những vấn đề nào khác để kiểm soát được tình trạng thao túng, tiêu cực, “sân sau’’, kiểm soát rủi ro, từ đó nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác liên quan đến lĩnh vực này?

Phát huy nguồn lực đất đai sao cho hiệu quả, phục vụ phát triển bền vững (15/1/2024)

Ngay tại buổi làm việc đầu tiên trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV sẽ thảo luận về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật đất đai sửa đổi. Điều này cho thấy Quốc hội ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của dự thảo luật này, một dự luật có tác động sâu rộng đến mọi chủ thể trong xã hội, có ảnh hưởng quyết định không nhỏ đến sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện ba vấn đề lớn trong dự thảo luật đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau đó là, thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở thương mại, dịch vụ; phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm lựa chọn phương pháp định giá đất; dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có thể nói, đây là ba vấn đề lớn, có nội dung chi phối, liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp cũng như quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai sao cho phù hợp, hiệu quả.

Nhìn lại 10 năm đổi mới giáo dục: Cần đòn bẩy để bứt phá (12/1/2024)

Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được kỳ vọng như một “cú hích” tạo ra hướng đi mới, sức sống mới cho nền giáo dục Việt Nam. Đâu là những kết quả nổi bật sau chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết? Những vấn đề nào cần tiếp tục giải quyết để tạo “đòn bẩy” cho chặng đường đổi mới tiếp theo? Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Kim Sơn. cùng bàn luận câu chuyện này.

Để văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội: Cần coi văn hóa là tài sản (11/1/2024)

Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây là quan điểm thứ 5 trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Nghị quyết 01/2024 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024. Đây tiếp tục là bước cụ thể hóa của chính phủ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề phát triển văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Vốn văn hóa chính là những giá trị tàng ẩn trong các loại tài sản văn hóa. Nhiều chính sách của chính phủ hiện nay đang khuyến khích để phát triển bền vững dựa vào văn hóa, coi văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội – là nguồn tài nguyên to lớn của đất nước. Vậy vốn văn hóa này ở đâu? Tài sản văn hóa đó là gì? Cần sử dụng tài sản văn hóa cho phát triển bền vững như thế nào và loại tài sản này cần được bảo vệ ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: