logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bước tiến dài trong kiểm soát quyền lực để chống tham nhũng, tiêu cực (04/1/2024)

Năm mới 2024 với nhiều hứa hẹn tốt lành đang ở phía trước. Nhìn lại năm 2023, một trong những dấu ấn nổi bật là kỷ luật, kỷ cương đang dần được xiết chặt, nhiều cán bộ sai phạm, cho dù ở bất kỳ cương vị nào cũng bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Cùng với đó là nhiều quy định được Đảng ta ban hành đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, phòng ngừa và phòng chống tiêu cực, tham nhũng hiệu quả. Đặc biệt trong năm qua, Đảng ta đã liên tiếp ban hành 3 Quy định về kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực: công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, hoạt động thanh tra, kiểm toán và công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đây đều là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Những quy định này ra đời đã tạo ra lồng cơ chế hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, lộng quyền, vỗn dĩ đã và đang gây ra nhiều lo lắng cho xã hội vì đây chính là khởi nguồn cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Vấn đề đặt ra là làm sao để những quy định này phát huy hiệu quả thực chất. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ, khi TPHCM sắp chính thức thu phí vỉa hè, lòng đường và Hà Nội cũng dự kiến có động thái tương tự từ tháng 1 tới? (29/12/2023)

Từ ngày 1/1 tới, TP.HCM sẽ chính thức thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè. Trong khi đó, Hà Nội cũng đang xem xét thu phí lòng đường, vỉa hè ngay trong tháng 1 tới ở một số tuyến phố. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng chính quyền không giành được vỉa hè cho người đi bộ, nên phải tìm cách thu phí? Việc thu phí này liệu có giải quyết tận gốc được vấn nạn “tham nhũng vỉa hè”? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn đề nhức nhối này, sớm lập lại trật tự đô thị?

Tiềm năng và thách thức khi xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc (28/12/2023)

Theo Bộ NN-PTNT, 11 tháng năm 2023, Trung Quốc là thị trường XK duy nhất trong số các thị trường XK lớn của Việt Nam có tăng trưởng cao 6,2%, với khoảng 11,5 tỷ đô la Mỹ, dẫn đầu trong tổng giá trị XK nông, lâm, thủy sản Việt Nam. Dự báo, đến cuối năm, nhu cầu hàng hóa, thực phẩm của Trung Quốc còn tăng mạnh hơn nữa để phục vụ dịp Tết, lễ. Ðây là cơ hội cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam tăng kim ngạch XK vào thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Các tiêu chuẩn VS-ATTP, kiểm dịch động thực vật và truy xuất nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng của Trung Quốc đặt ra. Bên cạnh đó, không ít nông sản của Trung Quốc cũng rất tương đồng với Việt Nam. Những điều này vừa tạo ra lợi thế, vừa là thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc VP Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt là Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ NN-PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.

Giá vàng tăng mạnh – Lý giải thị trường qua góc nhìn chuyên gia (25/12/2023)

Từ giữa tháng 10 đến nay, giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh. Trên một số phương tiện truyền thông, các cụm từ “tăng sốc”, “đỉnh lịch sử” xuất hiện, khi giá vàng miếng thương hiệu SJC – Thương hiệu vàng quốc gia- vào thời điểm cuối tuần trước lên tới mức 77 triệu đồng/lượng. Giá các thương hiệu vàng khác cũng có mức tăng khá mạnh trong tuần qua. Nhiều câu hỏi đặt ra như: Vì sao giá vàng trong nước tăng mạnh như vậy? Liệu có tác động gì tới nền kinh tế? Dự báo xu hướng giá vàng 2024 sẽ ra sao? Nên ứng xử thế nào khi giá vàng tăng mạnh?

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam: Cơ hội làm rõ những dư địa phát triển (22/12/2023)

Sáng nay, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố cùng các bộ ngành liên quan do Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Sự kiện thể hiện vai trò, tầm quan trọng trong định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - được ví như “Hội nghị Diên Hồng” để hiến kế phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong tương lai. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhấn mạnh, các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển công nghiệp văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đã yêu cầu Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực văn hóa; đặc biệt là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh của Việt Nam.

Cách nào ngăn chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng nhìn từ vụ Trương Mỹ Lan thao túng SCB (21/12/2023)

Tại cuộc họp mới đây với các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số dự án thuộc hệ sinh thái của các tập đoàn là sân sau của ngân hàng. Vấn đề đặt ra là làm sao để phát hiện sân sau, hành vi sở hữu chéo và thao túng ngân hàng để ứng phó? Và cơ chế nào ngăn chặn tình trạng này? Vị khách mời tham gia chương trình là tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu – người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam.

Cải cách môi trường kinh doanh- yêu cầu mới trong tình hình mới (15/12/2023)

Nhìn lại tình hình thực hiện cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới. Khách mời: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.

Chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam – góp phần hiện thực hóa ước mơ tự cường (14/12/2023)

“Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng; sẽ là ngành trọng yếu quốc gia trong khoảng 30 đến 50 năm tới bởi xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin – dữ liệu ngày càng nhiều. Chip bán dẫn, ngành công nghiệp bán dẫn sẽ là cốt lõi công nghiệp chuyển đổi số của Việt Nam”. Đây là thông điệp được Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 5, mới diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh, sau khi ông công bố “2024 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn”. Để quý vị hiểu hơn về những thông tin mang tầm chiến lược về công nghiệp bán dẫn, chúng tôi mời ông Nguyễn Thiện Nghĩa – Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và truyền thông đến phòng phát thanh trực tiếp, cùng bàn luận Câu chuyện thời sự, chủ đề: “Chiến lược thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam – góp phần hiện thực hóa ước mơ tự cường”.

Xuất khẩu rau quả, điểm sáng năm 2023 và chiến lược phát triển (12/12/2023)

Tại sao mặt hàng rau quả lại có những bước tăng trưởng vượt bậc trong năm nay, khi mà nhiều mặt hàng nông lâm thuỷ hải sản khác lại bị giảm sút? Kế hoạch, chiến lược phát triển cho rau quả nước ta trong thời gian tới là gì để tiếp tục gặt hái được những thành quả và phát triển bền vững? Cùng bàn luận câu chuyện thời sự này với sự tham gia của ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Làm gì để Bảo hiểm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động? (08/12/2023)

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo (07/12/2023)

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới và hải đảo- Những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công thương.

Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công (5/12/2023)

Hiện còn 41 bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Vì sao nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ và địa phương quan tâm, coi trọng nhưng hầu như năm nào cũng không đạt mục tiêu đề ra và rào cản nào phải tháo gỡ? “Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công”. Vị khách mời tham gia Chương trình là tiến sỹ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế.

Một triệu hec-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp: gieo niềm tin chuyển đổi xanh (04/12/2023)

Mới đây, ngày 27/11/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Như vậy, nhằm cụ thể hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 tổ chức ở Paris (Pháp) về việc phát triển xanh, bền vững, Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới triển khai trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính trên thế giới với mục tiêu là đạt 1 triệu ha vào năm 2030. Bên cạnh mục tiêu về môi trường, việc xây dựng ngành hàng lúa gạo, một mặt hàng chiến lược quan trọng bậc nhất của nước ta, đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững cũng như thay đổi phương thức sản xuất lúa gạo, nâng cao thu nhập cho nông dân là những điều căn cốt mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải này hướng tới. Những hạt lúa gieo trên cánh đồng chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL chính là gieo niềm tin và kỳ vọng về sự chuyển đổi xanh để mong muốn gặt về sự tăng trưởng vững bền cho nền nông nghiệp nước nhà trong thời gian tới.

Thương trường chưa khởi sắc, dù số doanh nghiệp tham gia thị trường đã nhiều hơn số doanh nghiệp rút lui (1/12/2023)

Theo số liệu mới được Tổng Cục thống kê công bố, tính đến ngày 29/11, cả nước có hơn 201.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, gần 159.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp tham gia, quay trở lại và đăng ký tham gia thị trường đã cao gấp gần 1,3 lần số doanh nghiệp rời thị trường. Xét bối cảnh thực tế trong nước và quốc tế, đây là tín hiệu tích cực của nỗ lực phục hồi tăng trưởng Việt Nam. Trong số 201.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động kể từ đầu năm đến nay, có hơn một nửa là doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ. Cần nhìn nhận xu hướng này như thế nào? Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Vũ Thành Hưng, Viện trưởng Viện quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Giảng viên cấp cao Đại học Quản trị Paris, Pháp cùng bàn luận câu chuyện này.

Hội nghị COP28 - Những ưu tiên và kỳ vọng (30/11/2023)

Từ hôm nay - 30/11 đến 12/12, Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (gọi tắt là COP28) diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Với chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, COP28 là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất không chỉ trong năm nay 2023, mà còn trong cả lộ trình 8 năm qua. Bởi dịp này, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ lần đầu tiên rà soát, đánh giá lại những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về Biến đổi Khí hậu để đưa ra những gói hành động thực tế hơn. Dự kiến, tham dự Hội nghị có hơn 70.000 đại biểu, bao gồm nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ từ 197 quốc gia, Liên minh châu Âu (EU) và hàng nghìn tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, nhóm thanh niên... Đây là dịp để các quốc gia đưa ra những cam kết, hành động mới mạnh mẽ hơn trong đóng góp về tài chính, công nghệ, hướng tới thực hiện Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu tham dự Hội nghị được kỳ vọng sẽ tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, chung tay cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức toàn cầu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: