logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhóm đồng đẳng Sao Va góp sức ngăn chặn lây nhiễm HIV trong cộng đồng (15/12/2023)

# Thưa quý vị và các bạn! Quế Phong (Nghệ An), một huyện miền núi giáp biên giới Việt – Lào, từ nhiều năm nay vẫn là “điểm nóng” về tệ nạn ma túy và người nhiễm HIV. Điều đáng báo động tại đây là số người nghiện và người nhiễm mới HIV/AIDS ngày càng trẻ hóa. Để góp sức cùng cấp ủy, chính quyền địa phương ngăn chặn, làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng, các đồng đẳng viên thuộc Nhóm Sao Va không ngần ngại đi hàng trăm cây số mỗi ngày để tuyên truyền, vận động những người nhiễm HIV/AIDS và người có nguy cơ lây nhiễm, thực hiện các biện pháp cần thiết, hòa nhập cộng đồng. Mặc dù công việc này vất vả, nguy hiểm nhưng Nhóm luôn cố gắng giúp những người cũng cảnh ngộ được trở lại với cuộc sống đời thường, làm những điều tốt nhất cho những người cùng cảnh ngộ, giúp kéo giảm tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về những nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhóm đồng đẳng Sao Va góp sức ngăn chặn lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Phi công Phạm Tuân 3 lần được nhận danh hiệu anh hùng (07/12/2023)

Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra 12 ngày đêm (18- 30/12/1972). Trong chiến dịch quân sự cuối cùng này, Hoa Kỳ đã huy động pháo đài bay B-52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971. Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu và trên bầu trời đêm 27/12/1972, phi công Phạm Tuân là người đầu tiên bắn hạ được máy bay B52 của địch từ trên không và trở về an toàn. Với chiến công đó, ngay sáng hôm sau, ông được đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen và năm 1973 được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1980, phi công Phạm Tuân còn là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ và là người duy nhất 3 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng.

PGS TS Nguyễn Văn Huy– Người kể chuyện qua Bảo tàng (01/12/2023)

PGS TS Nguyễn Văn Huy (Nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) được giới làm bảo tàng không chỉ trong nước, trong khu vực mà cả trên thế giới đánh giá cao vì những tìm tòi mới mẻ trong phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học - nơi ông đóng vai trò như một người chèo lái đầu tiên. Dũng cảm, quyết đáp những vấn đề mình tin là đúng, cùng với việc không ngừng học hỏi tìm ra lối đi riêng, PGS TS Nguyễn Văn Huy đã góp phần làm thay đổi quan niệm của mọi người về hoạt động bảo tàng, biến các hoạt động của bảo tàng từ trạng thái “tĩnh” sang “động”, thu hút ngày một nhiều hơn sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ.

Hoàng Diệu Thuần-Người phụ nữ tiếp nghị lực, truyền cảm hứng cho trẻ em ung thư (24/11/2023)

# Chị Hoàng Thị Diệu Thuần, sinh năm 1987 ở Nghệ An, người đã có 7 năm chống chọi với căn bệnh ung thư máu khi ở cái tuổi đẹp nhất, tuổi 20 với bao ước mơ, hoài bão. Diệu Thuần được biết đến như là một hiện tượng kỳ tích trong y học khi cô đã được các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương ghép tế bào gốc thành công vào năm 2012. Trở lại cuộc sống bình thường sau bao nỗ lực của bản thân và gia đình, cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp, ẩn bên trong là sức sống phi thường ấy đang ngày đêm làm việc thiện nguyện với nhiều dự án cho bệnh nhân ung thư. Diệu Thuần là người sáng lập và là giám đốc điều hành của Mạng lưới Vì trẻ em ung thư. Cùng với đó, Diệu Thuần còn tạo nhiều hoạt động tạo sinh kế cho người bệnh, gia đình người bệnh để gia tăng thêm nguồn kinh phí làm đầy quỹ hỗ trợ “Mạng lưới Vì trẻ em ung thư”. Trạm tóc ước mơ do Diệu Thuần sáng lập đang hoạt động hiệu quả, mỗi tuần mang tặng những bộ tóc giả cho bệnh nhi ung thư, giúp các em tự tin hơn và có thêm niềm tin vào cuộc sống. Chương trình chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Hoàng Thị Diệu Thuần và hành trình tiếp nghị lực, truyền cảm hứng cho bệnh nhi ung thư.

Tin ở K’sor H’b lâm. (27/10/2023)

Giai đoạn từ năm 2001-2004, ở Tây Nguyên, một số phần tử phản động Fulro lưu vong, tin lành Đề Ga lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo để kích động hận thù.
Mùa hè năm 2023, các tổ chức phản động Fulro lưu vong đã tạo ra một “làn sóng” truyền thông trên không gian mạng, sử dụng nhiều thủ đoạn để chia rẽ khối đại đoàn kết, chống phá Việt Nam và gây ra vụ khủng bố ngày 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk.
Lòng người xáo động.
Thế nhưng, làng Krông, ngôi làng ở xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, vẫn kiên định trước những cơn gió độc. Ở đó, có già làng Ksor H’Blâm - nữ già làng đầu tiên ở Tây Nguyên.

Thắp sáng tinh thần tình nguyện nơi vùng cao (26/10/2023)

Trở thành sinh viên Đại học Y Hà Nội đã là một nỗ lực lớn của bản thân, sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Phạm Đức Thịnh còn tình nguyện về huyện nghèo công tác. Tinh thần xung kích tiếp tục được thắp sáng khi năm 2021, thầy thuốc trẻ này tham gia vào lực lượng chống dịch Covid-19 tại miền Nam và đến nay cùng các đồng nghiệp thực hiện được hàng nghìn ca phẫu thuật trong hơn 2 năm khám chữa bệnh cho người dân vùng núi cao. Chương trình Chân dung cuộc sống kể về bác sĩ trẻ Phạm Đức Thịnh từ miền xuôi tình nguyện lên công tác tại Bệnh viện đa khoa Sa Pa (nay là Thị xã Sa Pa), tỉnh Lào Cai để có điều kiện chữa bệnh cho bà con các dân tộc ở những bản làng vùng sâu, vùng xa.

Nhà văn Ma Văn Kháng “gom” sự đời viết lên trang sách (05/10/2023)

Các tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Ngữ văn. Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Ông từng đạt nhiều giải thưởng văn học lớn trong nước và quốc tế, tiêu biểu như: Giải thưởng Văn học ASEAN 1998; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật 2012. Nửa thế kỷ cầm bút, nhà văn Ma Văn Kháng đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một biểu tượng của cuộc đời lao động nghệ thuật không mệt mỏi. Ông cũng được đánh giá là cây bút góp phần khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại với những tác phẩm làm nên tên tuổi từ những năm đầu đổi mới như: “Mưa mùa hạ”, “Mùa lá rụng trong vườn”, “Côi cút giữa cảnh đời”… Mỗi trang văn ông viết, dù bình thản hay dữ dội, dường như đều mang theo một bài học nhắc chúng ta về tình yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống.

Cô giáo nguyện gắn bó cả đời với lớp học “xóa mù chữ”

“Tôi nguyện sẽ gắn bó với lớp học cho đến khi sức khỏe buộc tôi phải dừng lại”... Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về cô giáo Phạm Thị Huyền, người nguyện gắn bó cả đời với lớp học miễn phí xóa mù chữ giữa lòng Hà Nội.

Nghệ sĩ Đình Cương: tay trống cự phách, giọng hát đặc biệt (15/09/2023)

Nhạc công trong một đoàn chèo thường là những người thầm lặng sau tấm màn nhung, ít được khán giả biết đến, nhưng với nghệ sĩ Đình Cương, Nhà hát Chèo Thái Bình, từ lâu đã nổi tiếng là một tay trống cự phách. Tài năng của người nghệ sĩ này còn vươn xa hơn với giọng hát văn, hát xẩm tha thiết, thấm đượm cảm xúc. Tình yêu với nghệ thuật chèo truyền thống đã giúp Đình Cương trở thành nghệ sĩ đa tài, được đông đảo khán thính giả yêu mến.

Khát vọng "gieo" chữ trên đỉnh Tò Đú (04/08/2023)

Những con đường chênh vênh đá núi, bên suối quanh co, trong những vạt rừng thẳm in dấu chân của những thầy, cô giáo đi “gánh chữ” lên vùng cao, ươm những mầm xanh cho cao nguyên. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai? Họ - những người vượt qua sự khắc nghiệt, quanh năm thiếu nước và chênh vênh nơi rẻo cao cằn cỗi, tình nguyện bám trường, bám bản, cần mẫn “gieo chữ” cho các em nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số. Để giờ đây vùng đất Mèo Vạc – 1 trong 4 huyện cao nguyên đá hiểm trở nhất của tỉnh Hà Giang đã hóa tâm hồn, hóa thành quê hương thứ 2 của họ. Ở nơi ấy, bằng tình yêu nghề, yêu trò đã vun vén nên những ngôi trường hạnh phúc. Những hạt giống được gieo tại nơi khó khăn sẽ nở ra những bông hoa đẹp nhất. Những bông hoa trên đá đã nở như một phép ẩn dụ ngọt ngào cho những cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo vùng cao, những người đã và đang âm thầm gieo chữ mỗi ngày ở nơi xa xôi, hiểm trở. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn gặp gỡ những thầy cô giáo như thế với khát vọng…

VÌ CON, MẸ THÀNH "SIÊU NHÂN CÂN CẢ BẦU TRỜI" (20/07/2023)

sinh con, nuôi con lớn khôn là niềm mong mỏi của bất kỳ người phụ nữ nào. Từ khi mang thai, sinh nở, nhìn con lớn...đến một ngày niềm vui sướng, hạnh phúc vỡ òa khi nghe con gọi tiếng "Mẹ" yêu thương...Nhưng có những người phụ nữ không được hưởng niềm hạnh phúc ấy. Từ khi con ra đời, cuộc sống của mẹ bước vào một hành trình mới. Vì con, mẹ trở thành "siêu nhân cân cả bầu trời". Đó cũng là câu chuyện của chị Nguyễn Vũ Thị Thủy, người mẹ có con bị bệnh bại não; một trong 2 cô giáo chủ nhiệm lớp học miễn phí thuộc dự án "Chăm con cho mẹ đi làm" do Hội cha mẹ có con bị bệnh bại não Việt Nam (trực thuộc Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam) thành lập từ tháng 2 vừa qua.

Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh (06/07/2023)

“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường, vì một Việt Nam xanh”. Đây cũng là mục tiêu của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ nhằm huy động các nguồn lực trong việc trồng cây, trồng rừng, phục hồi và bảo vệ thiên nhiên. Trong hành trình đầy hy vọng để có thêm 1 tỷ cây xanh đó, hàng vạn tổ chức, cá nhân đã góp công, góp sức trồng xuống những mầm cây khỏe mạnh, góp phần gây dựng nên những vùng đất xanh vốn trước đây hoang hóa, khô cằn. Tất cả đã viết lên một hành trình góp xanh vì môi trường sống của mỗi người. Đây cũng là nội dung xuyên suốt của chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, với chủ đề: “Trồng 1 tỷ cây xanh vì 1 Việt Nam xanh”

Ánh sáng trong thế giới cống ngầm (30/6/2023)

Quanh năm, làm việc trong bóng tối và bùn thải. Đối mặt với mùi hôi, với bệnh tật, nguy hiểm rình rập. Nhiều khi bị “ăn bùn”, bị “nếm nước cống”. Vượt lên tất cả, các công nhân nạo vét cống ngầm thủ công của Hà Nội nỗ lực đảm bảo sự lưu thông của hệ thống cống ngầm khổng lồ của thành phố, với tổng chiều dài hơn 3.750 km. Điều gì đã thúc đẩy họ các gắn bó với nghề nguy hiểm và nặng nhọc này?

LỤC NGẠN – MÙA KHÔNG NGỦ (22/06/2023)

Người dân thức trắng đêm, tắc đường dài đến vài km là những hình ảnh thường thấy tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 7 hàng năm. Lí do mang tên “vải thiều”! Những thanh âm mùa vải chín, sự cần lao của người nông dân để đưa hương vị thơm ngọt, mát lành của miền quê đi xa hơn sẽ có trong Chân Dung cuộc sống, với sự đồng hành của phóng viên Phương Chi. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Người bỏ phố lên núi phát triển vùng dược liệu giúp đồng bào thoát nghèo (16/06/2023)

Gia đình sống ở Thủ đô, bản thân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội và có công việc ổn định tại một công ty dược phẩm hàng đầu tại Hà Nội, nhưng Thầy thuốc ưu tú Đỗ Tiến Sỹ đã lựa chọn lên Sa Pa và Bắc Hà (Lào Cai) để phát triển vùng trồng dược liệu an toàn. 13 năm bỏ phố lên núi, ông Sỹ đã giúp người dân trồng được hơn 100ha, phần lớn là Actiso- một loại cây thuốc có lợi ích điều hòa huyết áp, thanh nhiệt giải độc và bảo vệ gan. Tận tình hướng dẫn, giúp đỡ bà con trồng cây thuốc để cung cấp nguyên liệu cho công ty dược phẩm, ông đã giúp hàng trăm gia đình vùng đồng bào dân tộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Từ mô hình mà ông Đỗ Tiến Sỹ gây dựng cùng bà con, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có Đề án Phát triển dược liệu, giai đoạn 2021-2025, nhằm nhân rộng cách làm này để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: