logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trạm Radio – nơi lan tỏa tình yêu văn học (05/11/2021)

Lựa chọn hình thức podcast còn khá mới mẻ, hơn 2 năm qua, hai cô gái 9X Thu Hoài và Hà Trang bền bỉ lan tỏa tình yêu văn chương qua kênh phát thanh Trạm Radio. Hơn 2 năm qua, cộng đồng những người yêu văn chương có một điểm dừng chân mới mẻ, thú vị, đó là Trạm Radio.

Lâm Đồng: Tạo đà cho nông nghiệp 4.0 từ Nghị quyết thời 0.4 (28/10/2021)

Nhắc tới nông nghiệp thông minh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới tỉnh Lâm Đồng. Nơi mà trong những nhà kính hiện đại, toàn bộ quá trình tưới nước, bón phân, chăm sóc cho cây trồng được tự động hóa. Người nông dân có thể nhàn nhã ngồi ở nhà, hay đi café, rồi công tác, du lịch xa nhà, chỉ cần có kết nối internet với wifi, 3G, 4G… chủ trang trại vẫn có thể điều khiển, thực hiện các thao tác kỹ thuật trồng trọt này qua điện thoại thông minh. Trong khi nông nghiệp công nghệ cao mới được biết đến rộng rãi hơn 5 năm nay, nếu như chúng tôi “bật mí” là động lực cho nông nghiệp 4.0 ở Lâm Đồng đã có từ gần 20 năm trước, quý vị và các bạn sẽ có cảm nghĩ ra sao? Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ chia sẻ câu chuyện, một chân dung cho “sức bật thần kỳ” về nông nghiệp công nghệ cao tại địa phương ở vùng Nam Tây Nguyên này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Người phụ nữ khuyết tật, kiên cường “chiến đấu” với bệnh ung thư (15/10/2021)

Tháng 10 hồng – được thế giới chọn là tháng nâng cao nhận thức về ung thu vú. Tháng 10 để mọi người hiểu rõ hơn về tính nguy hiểm của căn bệnh, phát hiện sớm ung thu vú, cách phòng chống và tầm soát, đồng thời cùng chung tay hành động để hỗ trợ cho những bệnh nhân đã mắc ung thư vú. Việc hiểu biết về căn bệnh ung thư vú là nội dung hết sức cần thiết và quan trọng đối với mỗi người phụ nữ để có thể tự bảo vệ mình và người thân của mình. Từ câu chuyện làm thế nào để “chung sống hòa bình” với ung thư vú đến việc hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và sự mạnh mẽ của những người phụ nữ Việt Nam qua câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc (ở Hải Phòng) - Phó chủ nhiệm CLB “Phụ nữ kiên cường”. 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của người con gái, trong một lần tai nạn, chị Nguyễn Thị Ngọc đã mất đi một bên chân. 25 năm sau, chị lại nhận được hung tin mình mắc ung thư vú. Từ đó đến nay chị không chỉ luôn kiên cường chiến đấu với bệnh tật, với số phận, mà còn truyền cảm hứng, lan tỏa năng lượng tích cực đến với những người cùng cảnh ngộ. Nhân tháng nâng cao nhận thức về bệnh ưng thư vú và hướng đến Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ chị Nguyễn Thị Ngọc – Người phụ nữ vượt qua nỗi đau mất chân, kiên cường “chiến đấu” với bệnh ung thư vú.

Màu áo anh hùng (08/10/2021)

“Chia lửa” với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố phía Nam trong cuộc chiến khốc liệt với Covid-19, hàng chục nghìn y, bác sĩ và sinh viên y khoa ở khắp nơi trên cả nước đã lên đường vào vùng tâm dịch làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng vaccine và tham gia cứu chữa bệnh nhân mắc Covid-19. Trên “trận địa không tiếng súng” đó, những chiến sĩ áo trắng đã kiên cường chiến đấu, dũng cảm vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách…Đó là công việc của những chiến binh dũng cảm trong đội quân áo trắng anh hùng. Họ đã trải qua hơn 3 tháng chi viện cho chiến trường miền Nam chiến đấu với dịch bệnh.

Nguyễn Đức Lộc, chàng trai 9x kiến tạo tương lai từ quá khứ (7/10/2021)

Công ty cổ phần Ỷ Vân Hiên là nơi mà 3 năm nay, chàng trai 9X Nguyễn Đức Lộc bắt đầu niềm đam mê của mình là phục dựng những bộ trang phục từ thời Lý, Trần, Nguyễn... Chàng trai đó đang từng ngày, từng ngày viết nên những nét đẹp văn hóa của tương lai từ chính những điều vô cùng đẹp của quá khứ.

Thầy giáo viết chữ bằng miệng và câu chuyện vượt lên số phận (23/9/2021)

Sinh ra trong một gia đình thuần nông tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mới 2 tuổi đã bắt đầu có triệu chứng teo cơ. Căn bệnh càng ngày càng nặng khiến cho mọi sinh hoạt trở nên khó khăn và gần như phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Tuy vậy với sự chăm chỉ, hiếu học của mình, cậu bé này cũng đã nỗ lực học hết cấp 2. Do nhiều yếu tố, anh phải nghỉ học giữa chừng, nhưng nỗi nhớ sách vở, bút nghiên vẫn day dứt khôn nguôi. Vì vậy, anh đã không ngừng tự học, đọc nhiều loại sách vở và đặc biệt khi đôi tay không thể cầm bút anh đã ngậm bút vào miệng để tập viết chữ và anh đã thành công. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay với chủ đề: “Thầy giáo viết chữ bằng miệng và câu chuyện vượt lên số phận” kể về thầy giáo Phùng Văn Trường, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, một người thầy “tàn nhưng không phế”, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và lan tỏa tình yêu thương, kiến thức và những điều tốt đẹp đến nhiều em nhỏ và cuộc sống.

Nghệ nhân Phạm Trần Canh: Người “hồi sinh” nón cổ làng Chuông (16/9/2021)

“Muốn ăn cơm trắng cá trê/Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”. Câu ca này được truyền tụng từ bao đời nay, không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi – làng Chuông, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Những thay đổi của thời thế đã khiến cho các khuôn mẫu và các kiểu làm nón thời xưa bị thất truyền. Nhưng phía sau vẫn còn có những lớp người làng Chuông nặng tình với chiếc nón… Một trong những người như vậy là nghệ nhân Phạm Trần Canh. BTV Lê Thu mời quý vị và các bạn gặp gỡ nghệ nhân Phạm Trần Canh – Người “hồi sinh” nón cổ làng Chuông.

Những tấm gương bồi đắp niềm tin với Đảng (23/08/2021)

Thực tế cho thấy, cuộc sống càng phức tạp, càng đầy rẫy cám dỗ, lại càng cần đến sự có mặt của những con người chân chính; những người mà suốt cuộc đời họ cống hiến, và hy sinh vì cuộc sống, vì hạnh phúc của cộng đồng, của nhân dân. Chỉ một chữ bình dị để gọi họ: Đảng viên. Vậy điều gì khiến Đảng viên có thể trở thành tấm gương cho người khác, trở thành tiên phong?. Sự hy sinh lớn bắt đầu từ việc tự nguyện nhận về mình những thiệt thòi nhỏ bé. Tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp bắt nguồn từ những hành động tốt bình dị giữa đời thường. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay sẽ ghi nhận lại những câu chuyện “truyền niềm tin” như vậy.

Ông Lê Văn Hiên: từ thợ săn “khét tiếng” đến ân nhân của loài voọc (13/8/2021)

Nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu…, sự nổi giận của “Mẹ thiên nhiên” đã khiến con người nhận ra rằng, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết để giữ gìn sự sống của nhân loại. Nhận thức được điều này, gần 30 năm qua, một thợ săn “khét tiếng” ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã buông súng và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ rừng cũng như bảo tồn các loài động vật hoang dã. Mới đây, ông trở thành người thứ 2 ở Việt Nam được Quỹ bảo tồn Disney (của Mỹ) vinh danh Anh hùng bảo tồn. Vậy người đàn ông đặc biệt này là ai? Phóng viên Văn Hải kể về người anh hùng này qua Chương trình Chân dung cuộc sống

Người đàn ông "được tất cả" (PS 08/08/2021)

Một người đàn ông mà chúng tôi gọi là "Được tất cả", đứng đầu một xóm nhỏ ở Thủ đô trải lòng mình về những đoạn trường khi “vác tù và hàng tổng” ngót 30 năm. Ít ai biết rằng, chừng đó năm về trước, khi đặt chân đến Hà Thành, ông chỉ là một người tay trắng, tứ cố vô thân. Và người đàn ông này cũng trót mang cái nghiệp đặc biệt vào thân… Ông là ai? Nghiệp đặc biệt của ông là gì?

Tinh hoa thợ thủ công - nét duyên ngầm của thương hiệu Gốm Chi giữa lòng Hà Nội(2/7/2021)

Âm thầm, lặng lẽ hơn 50 năm qua giữa Thủ đô Hà Nội, gốm Chi vẫn như một cô gái luôn giữ được cho mình nét duyên ngầm mộc mạc, tinh tế nhưng không kém kiêu sa, đài các của người Tràng An. Ẩn sâu sau mỗi tác phẩm Gốm Chi là những điều ẩn chứa, một câu chuyện hay một thông điệp nào đó mà người thợ gốm thủ công muốn gửi gắm tới tay người chơi, chính vì vậy mà mỗi sản phẩm gốm chi như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo không có cái thứ 2 và đó chính là điều mà những người yêu Gốm, đã biết đến Gốm Chi thì quyến luyến khó rời. Và đằng sau những tác phẩm gốm độc đáo đó chính là những người thợ thủ công nhiều thế hệ của gia đình Nhà làm gốm Nguyễn Văn Chi, hơn 50 năm trước đã xây những viên gạch đầu tiên của thương hiệu Gốm Chi giữa lòng Hà Nội. Những con người, qua bàn tay khéo léo, đã thổi hồn vào những tác phẩm của mình để gốm không chỉ là sự kết hợp giữa đất, nước, lửa, men...mà đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có sức sống bền bỉ trong lòng người yêu Gốm hơn 50 năm qua.

Hành trình thiện nguyện của những trái tim nhân ái mùa dịch Covid- 19 (18/06/2021)

Đợt dịch Covid bùng phát lần thứ 4 đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và nền kinh tế khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chính trong khó khăn, tinh thần tương thân tương ái đi kèm với những hoạt động trợ giúp cho những người khó khăn hay tuyến đầu chống dịch vẫn phát huy mạnh mẽ. Trên khắp mọi miền Tổ quốc, rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng nhân ái tương trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như tiếp thêm sức mạnh giúp Việt Nam sớm vượt qua đại dịch. Tất cả cùng chung tay vì người nghèo, để không ai bị bỏ lại phía sau, không ai bị đứt bữa…

“Thuận Thiên” ở vùng đất cuối trời (4/6/2021)

Kế thừa truyền thống của những bậc cha ông tiên phong mở đất, bước chân người Cà Mau chất chứa khát vọng Việt, luôn hướng ra biển. Nhưng biến đổi khí hậu đang khiến họ đối mặt với nhiều cam go: sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro do nước biển dâng, mặn xâm nhập… Trước thiên nhiên trù phú nhưng nghiệt ngã, ngoài tôi luyện nên những phẩm chất can đảm, kiên cường và thẳng thắn; thì người dân còn học được cách sản xuất “mềm dẻo”. Đó là thuận thiên, đối xử tử tế với thiên nhiên để phát triển bền vững.

“Người vác tù và hàng tổng” và câu chuyện xây dựng ngõ phố đường hoa (21/5/2021)

Ở nhiều vùng nông thôn, khi chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai, các sáng kiến như xây dựng con đường hoa, vườn hoa cây xanh, xây dựng môi trường xanh, sạch… được nhiều nơi áp dụng đã tạo nên một bức tranh nông thôn đẹp hơn và trở thành những điểm sáng, nông thôn kiểu mẫu, miền quê đáng sống… trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng, ở những thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, khi không có quỹ đất để xây dựng những con đường hoa lại có một sáng kiến khác, đó là biến những bức tường cũ kỹ, rêu mốc trong từng con hẻm thành những con ngõ hoa, khu phố xanh… Những sáng kiến, thành quả đạt được nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong quá trình triển khai, không ít những khó khăn, thách thức đã nảy sinh, thậm chí là “chống đối” khi nhiều người dân vẫn quen với nếp sinh hoạt cũ và nhận thức chưa đồng đều về trách nhiệm cộng đồng. Tuy nhiên, với trách nhiệm đã đảm đương, người cán bộ cơ sở đã đi từng nhà thuyết phục, tuyên truyền và cũng gặp không ít những “tổn thương” trong quá trình đi vận động xây dựng những con ngõ hoa, đường phố sạch. Để góp thêm một góc nhìn khác về những cán bộ cơ sở, Phóng viên Phạm An kể về một “người vác tù và hàng tổng” ở một khu dân cư thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

GS-TS Huỳnh Thị Phương Liên - tác giả vaccine viêm não Nhật Bản cứu sống hàng triệu trẻ em (7/5/2021)

Dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu vaccine, Giáo sư, Tiến sĩ, Huỳnh Thị Phương Liên, nguyên Trưởng khoa Virus, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tác giả của vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Không chỉ cứu tính mạng của hàng triệu trẻ em, thay đổi cuộc sống của nhiều người, đây còn vaccine đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: