logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Lịch sử từ cuốn sách "Chiến dịch Hồ Chí Minh" giữa lòng Paris của nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung (22/12/2020)

Ấn bản tiếng Việt cuốn Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris của Nhà ngoại giao Võ Văn Sung (sinh năm 1928 mất năm 2018) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2005, do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành. Cuốn sách sau đó được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tái bản hai lần vào năm 2012 và 2015. Mới đây, cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp được xuất bản dựa theo nguyên văn hồi ký phát hành lần đầu của tác giả vào năm 2005, nhằm giữ tính chân thực lịch sử của bản gốc tiếng Việt vừa được giới thiệu gửi đến công chúng trong và ngoài nước để có cái nhìn toàn diện về công cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, góp một phần không nhỏ vào cuộc chiến giành độc lập dân tộc. Chuyện đêm là cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thu Hiền và ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về cuốn sách này.

Người cựu binh chiến trường B và những ký ức một thời hào hùng (21/12/2020)

“Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đâu của riêng ai !” là suy nghĩ giản dị và thiêng liêng của biết bao thế hệ. Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm biệt mái trường thân yêu, xa học sinh, xa gia đình, cầm súng lên đường đi chiến đấu. Từ nhà trường tới chiến trường, những nhà giáo trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong,... Họ đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên, Nam bộ… vượt qua mọi khó khăn gian khổ khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đã thực sự đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có gần 1.500 nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số đó, 206 Nhà giáo – Chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở những chiến trường ác liệt và được công nhận Liệt sĩ. Chuyện đêm hôm nay, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ ông Nguyễn Tử Y nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng tham gia chiến trường B từ năm 1965 để nghe về một thời ký ức hào hùng mà ông cùng đồng đội trải qua.

Kinh nghiệm xây dựng cộng đồng người làm nghề cho thuê dịch vụ lưu trú (14/12/2020)

Cohost là một start-up công nghệ thành lập năm 2016 bởi đội ngũ các chuyên gia người Việt tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Airbnb với mục tiêu cung cấp các giải pháp công nghệ vào vận hành quản lý, dịch vụ về du lịch, đồng thời xây dựng một cộng đồng những người làm nghề Cohost (đồng chủ nhà) tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú, hiện khá mới mẻ ở Việt Nam. Sau gần 4 năm hoạt động, những giải pháp công nghệ của Cohost được ứng dụng để quản lý hàng nghìn căn hộ trên toàn cầu. Để hiểu thêm về mô hình kinh doanh lưu trú theo xu hướng kinh tế chia sẻ khá mới mẻ này, trong Chuyện đêm hôm nay, PV Đài TNVN cùng trò chuyện với Thạc sĩ Phạm Kim Cương - Giám đốc điều hành (CEO) của Cohost, người có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn về dịch vụ lưu trú Airbnb của Mỹ về cách thức xây dựng mô hình hiệu quả này tại Việt nam:

Chuyện khởi nghiệp của chàng trai dân tôc Tày (11/12/2020)

Ở tuổi 24, Trần Văn Bình – chàng trai dân tộc Tày đã trở thành tấm gương vượt khó, phát triển kinh tế của lớp thanh niên và người dân ở xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn với mô hình gia trại, thường xuyên duy trì từ 500 – 700 con gà, vịt ao cá với 500 con giống các loại cá nước ngọt, ngoài ra còn 2Ha vườn quýt cùng khu nuôi giun trên khuôn viên 300 Ha. Sản phẩm chủ lực của gia trại Trần Văn Bình là trứng vịt sạch và vịt thịt đã được cung cấp rộng rãi. Trong mục “Chuyện đêm” hôm nay, mời quý vị và các nghe tâm sự của chàng trai mồ côi người dân tộc Tày này về quá trình phát triển thương hiệu trứng vịt sạch và tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương.

Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu với niềm đam mê giữ lửa truyền nghề làm con giống bột (10/12/2020)

Sinh ra tại làng nghề nặn con giống bột truyền thống (thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ngay từ nhỏ nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã tiếp xúc với những con giống đủ sắc màu khi được ông ngoại chỉ dạy việc nặn con giống. Dần dần, việc tạo ra những con giống với đủ màu sắc, hình dạng… dần trở thành công việc quen thuộc và gắn bó với chàng trai trẻ này. Mời quý vị cùng nghe chia sẻ của nghệ nhân Đặng Văn Hậu với câu chuyện đi tìm và khôi phục con giống bột thất truyền.

Doanh nhân 9x ở Đắc Nông, một trong 56 gương mặt trẻ nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ 15 năm 2020 (09/12/2020)

Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành kế toán, nhưng “bén duyên với cà phê”, niềm đam mê có thể làm được một điều gì đó từ cà phê mà năm 2004, Lê Văn Hoàng, chàng trai 24 tuổi đã quyết định rẽ ngang sang lĩnh vực hoàn toàn khác. Quán cà phê mang tên Enjoy được Lê Văn Hoàng mở ngay tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắc Nông để bắt đầu con đường khởi nghiệp. Năm 2015, anh thành lập Công ty TNHH Một thành viên Cà phê Bazan Đắk Nông, tên thương hiệu Enjoy Coffee chuyên trồng và chế biến cà phê. Hiện tại, công ty có nông trại 17 ha trồng cây cà phê và liên kết với khoản 30 nông hộ tại Đắk Nông với sản lượng 300 tấn/năm. Doanh thu đạt 15 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 25 thanh niên và 55 lao động thời vụ. Với những thành tích đó, Lê Văn Hoàng đã được chọn là một trong 56 gương mặt trẻ được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Đình Của lần thứ 15 năm 2020.

Nhạc sỹ, họa sỹ Trần Ngọc, người nổi tiếng với nhiều bài hát gắn liền với tuổi thơ (08/12/2020)

Nhạc sỹ Trần Ngọc, tác giả ca khúc “Em như chim câu trắng”, top 50 ca khúc hay nhất cho thiếu nhi thế kỷ 20. Ông được giới văn nghệ sỹ đánh giá là người đa tài. Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn đều đặn sáng tác nhiều bài hát cho trẻ em, nhạc gắn với thời sự như các bài hát về phòng chống dịch bệnh Covid bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn thể loại múa và âm nhạc với hội họa. Không chỉ nổi tiếng với những bài hát về tuổi thơ, ông còn nổi tiếng với nhiều bài hát ở các vùng miền gắn với tên tuổi ông.

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ, tỉnh Lạng Sơn - "Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ III (1/12/2020)

Tác phẩm: “Bông hoa đẹp giữa đời thường” của cô giáo Nguyễn Thị Lệ, giáo viên môn công nghệ Trường THPT Hòa Bình, xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vừa được Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao giải Nhì trong cuộc thi “Những tấm gương tâm huyết, sáng tạo học và làm theo lời Bác” lần thứ III năm học 2019 – 2020. Cô lựa chọn viết về cô học trò nhỏ miền núi luôn chuyên cần, sáng tạo trong việc học, ý thức trong mọi hành động, sống tình cảm và có tấm lòng nhân ái đối với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Giữa muôn ngàn bông hoa đẹp của rừng hoa dân tộc Việt Nam, cách sống và học tập của học sinh là một bông hoa đẹp dung dị, lặng lẽ tỏa hương cho đời bằng những việc làm cụ thể, đúng lứa tuổi. Phóng viên Thu Hiền trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Lệ, nghe chia sẻ về tác phẩm đạt giải của cô cũng như công việc giảng dạy chuyên môn cho các em học sinh miền núi, nơi cô công tác.

Họa sĩ tranh lá Tạ Hải và những ý tưởng về tranh lá (30/11/2020)

Tranh lá hiện nay không còn quá xa lạ với công chúng yêu tranh. Đã có những người dùng lá như chất liệu nhuộm màu cho phù hợp, rồi ghép thành tranh. Nhưng có người lại thích hình dáng tự nhiên của lá, hay những đường gân lá... và có những bí quyết xử lý riêng để hoa lá có thể phục vụ cho ý tưởng nghệ thuật. Trong chương trình hôm nay BTV Xuân Lan trò chuyện cùng họa sĩ Tạ Hải để hiểu rõ hơn về những ý tưởng của tranh lá và dự định ấp ủ trong tương lai.

Chàng trai người Mông và nỗ lực xây dựng thương hiệu thời trang riêng (26/11/2020)

Sinh ra và lớn lên ở xã San Thàng, trước đây thuộc huyện Tam Đường, nay thuộc thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, chàng trai người dân tộc Mông Sùng A Bình sinh năm 1990 đã sớm phải bươn chải để kiếm sống do nhà nghèo, đông anh em. 14 tuổi khi đang học cấp 2, Bình đã bỏ học giữa chừng, xuống Hà Nội tìm việc làm để nuôi bản thân. Tuy nhiên, để mưu sinh ở Hà Nội không phải dễ, và chẳng biết cơ duyên nào Bình lại phiêu dạt vào tận Tp Hồ Chí Minh để kiếm sống và gắn bó với mảnh đất này gần 20 năm nay. Từ một “đứa trẻ” lang thang, nằm bờ, nằm bụi, kiếm sống từng ngày để tồn tại, hiện nay Sùng A Bình đã trở thành ông chủ của một nhãn hiệu thời trang thổ cẩm mang tên Hmong Tagkis tại TP Hồ Chí Minh, tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động, đặc biệt là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông.

Trò chuyện với nhà sáng chế Robot Trí Nhân, người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam (24/11/2020)

Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ Giáo dục EDU 4.0 (chương trình chuyển đổi số quy mô lớn nhất đầu tiên của ngành giáo dục, kết hợp triển lãm học đường) vừa được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Công nghệ Giáo dục Open Classroom chính thức ra mắt robot Trí Nhân – người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI Việt Nam đầu tiên, với nhiều ứng dụng đột phá dành cho lĩnh vực giáo dục ở cả phạm vi giảng dạy và học tập.

Bộ đội Biên phòng với công tác phòng chống ma túy nơi biên giới (23/11/2020)

Cuộc đấu tranh với tội phạm nguy hiểm, nhất là ở khu vực biên giới là cuộc chiến không khoan nhượng. Một trong những lực lượng chủ công trong phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy là Bộ đội biên phòng lên tục phải đối với những khó khăn và nguy hiểm vì địa bàn hoạt động của tội phạm rất phức tạp, với quy mô từ nhỏ lẻ, tự phát đến các đường dây chuyên nghiệp, có tổ chức. Đại tá Nguyễn Văn Hiệp- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng sẽ chia sẻ về công việc này.

Đem con chữ về vùng khó, câu chuyện của cô giáo Đinh Thị Vân Anh, trường tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP HCM (19/11/2020)

Tình nguyện nhận công tác tại trường Tiểu học Thạnh An nằm trên xã đảo nhỏ của huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, phải di chuyển bằng đò ghe, còn nhiều khó khăn về kinh tế, chớp mắt cô giáo Đinh Thị Vân Anh đã gắn bó với điểm trường này 10 năm. Đảm nhiệm vai trò Tổng phụ trách Đội từ 1/4/2020, chủ động thuê phòng trọ ở lại xã Thạnh An để quản lý học sinh và sinh hoạt đội viên, bản thân đang mang thai hơn 4 tháng, chưa có chỗ ở ổn định với mức thu nhập chỉ 6,2 triệu đồng/ tháng...10 năm qua cô giáo Đinh Thị Vân Anh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và cô là 1 trong 63 thầy cô giáo vừa được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc tổ chức nhằm vinh danh các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp học thuộc các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số đang theo học.

Cô giáo Đinh Thị Kem - Người giáo viên tiêu biểu năm 2020 (17/11/2020)

Gần chục năm gắn bó với nghề, cô giáo Đinh Thị Kem, người dân tộc H're, giáo viên Trường Tiểu học Hành Dũng, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi chưa bao giờ nản lòng mà càng ngày càng gắn bó yêu nghề và người dân nơi cô công tác. Đặc thù là một bản làng có dân tộc H're sinh sống, ở vùng sâu vùng xa, giao thông cách trở, hiểu biết còn nhiều hạn chế nên việc vận động con em đến trường học là một điều rất khó khăn. Thế nhưng, là một người con của xã Hành Dũng, thấu hiểu những vất vả và những tâm tư nguyện vọng của con em dân tộc đã khiến cô Đinh Thị Kem tình nguyện cắm bản để gieo con chữ cho thế hệ học trò nơi mình sinh ra và lớn lên. Cô là 1 trong 63 giáo viên tiêu biểu đến từ 26 dân tộc thiểu số vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với cô giáo Đinh Thị Kem, người dân tộc H're để nghe cô chia sẻ về những khó khăn vất vả và vượt qua trong quá trình dạy học. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Anh Nguyễn Văn Vinh - tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của ngành xăng dầu (13/11/2020)

Anh Nguyễn Văn Vinh, công nhân Cảng dầu B12 trực thuộc Công ty Xăng dầu B12, một tấm gương lao động, không quản khó khăn, gian khổ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. PV Thành Trung trao đổi với anh Nguyễn Văn Vinh, một tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của ngành xăng dầu giai đoạn 2015-2020.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: