logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chính sách phát triển dược liệu giúp bà con vươn lên trong cuộc sống (27/12/2022)

Về mặt chính sách, phát triển dược liệu được Chính phủ quan tâm đầu tư nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế - xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, sâm và dược liệu quý nhận được mức hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước lớn nhất từ trước đến nay. Mời quý vị và các bạn cùng nghe Các chính sách quan tâm, đầu tư phát triển dược liệu sẽ mở ra những cơ hội gì cho bà con có điều kiện vươn lên trong cuộc sống? Trong chương trình hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng bàn bạc về nội dung này.

Để đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử đạt hiệu quả thực chất (17/12/2022)

Ngày 23/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 766 phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Ngay sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai trong đơn vị mình. Vậy tác động thực tế của bộ chỉ số này như thế nào? Hiệu quả thực chất của bộ chỉ số này cần được đo lường ra sao? Những vấn đề gì đặt ra khi triển khai bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử? Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP); Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, chuyên gia hỗ trợ dự án thuộc tổ chức USAID.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe con em nạn nhân da cam/dioxin (10/12/2022)

Chất độc da cam/dioxin sử dụng trong chiến tranh ở VN khiến khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, trong đó có nhiều nạn nhân là trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba. Hàng trăm nghìn người khác đang từng ngày, từng giờ vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Đặc biệt là thế hệ thứ 1, 2; hầu hết đều bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, những đối tượng này chủ yếu thuộc hộ giá đình nghèo và cận nghèo, thiếu điều kiện để chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng, phục hồi chức năng để nâng cao chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Vậy việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho con em nạn nhân da cam/dioxin đang được thực hiện ra sao?. Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung chương trình Đối thoại với sự tham gia của 2 vị khách mời là Trung tướng - PGS.TS Đặng Nam Điền, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội nhạn nhân da cam/dioxin Việt Nam và TS, BS Trần Ngọc Nghị, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế

Triển khai thực hiện Đề án 06, giải bài toán thiết thực về thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp (ngày 03/12/2022)

Sau gần 1 năm triển khai Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030” nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc; đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, hạn chế tình trạng tiêu cực, “tham nhũng vặt”, tiết kiệm được chi phí cho người dân. Tuy vậy, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện, cần nhiều giải pháp để tháo gỡ. Chương trình Đối thoại hôm nay, có chủ đề “Triển khai thực hiện Đề án 06, giải bài toán thiết thực về thủ tục hành chính với người dân và doanh nghiệp ” bàn về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời: Thiếu tá Hoàng Văn Dũng, Phó giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an và vị khách mời thứ hai là ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet, Việt Nam.

Cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo vì lợi ích chung (22/11/2022)

Sau hàng loạt những sai phạm của cán bộ, trong đó có không ít cán bộ cấp cao phải chịu kỷ luật, khởi tố thì việc tồn tại đâu đó những cán bộ có tâm lý hoang mang, lo lắng là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, tâm lý sợ sai đến mức không dám làm, không dám quyết, không dám chịu trách nhiệm, cả đơn vị, cả ngành đều “đứng im”, cán bộ chỉ “vo tròn” để “giữ ghế” thì lại là một vấn đề đáng lo ngại. Tìm ra nguyên nhân để có giải pháp hạn chế tâm lý “sợ sai”, “sợ trách nhiệm”, để tìm ra cơ chế hiệu quả và thực chất bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, sáng tạo vì lợi ích chung. Đây là vấn đề được ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện, UBTVQH và ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ bàn luận trong chương trình.

10 năm thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật: Thành tựu và trăn trở (08/11/2022)

Ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Đến nay, sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác phổ biến giáo dục đã đạt nhiều kết quả thiết thức, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay cũng đang đặt ra nhiều thách thức và rất cần có những giải pháp đột phá để nâng cao hơn hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh Quốc hội và ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp

Đất ngập nước chống biến đổi khí hậu: Tấm lá chắn bảo vệ bờ biển (29/10/2022)

Trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, tần suất các thảm họa trên toàn thế giới đã tăng hơn gấp đôi chỉ sau 35 năm. Điều đáng lưu ý là 90% các thảm họa này có liên quan đến nước. Các vùng đất ngập nước đang đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định khí nhà kính và giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trước các thiên tai. Vậy làm thế nào để bảo vệ “tấm lá chắn” này trước những tác động của phát triển kinh tế xã hội? Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: TS Trần Ngọc Cường, Trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

Quy định 69-Liều thuốc đặc trị bệnh chạy chức chạy quyền (22/10/2022)

Ngày 6/7/2022 thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Quy định số 69 về kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm thay thế cho Quy định 07 và Quy định 102. Đây là quy định về kỷ luật của Đảng với phạm vi rộng và hoàn thiện nhất từ trước đến nay. Nội dung quy định được hệ thống tương đối toàn diện, đầy đủ, cụ thể và bao quát các phương diện trong đời sống xã hội, các vi phạm của tổ chức Đảng, đảng viên được đặt trong một quy định thống nhất đồng bộ để xác định cụ thể các hành vi và chế tài xử lý…Chương trình Đối thoại hôm nay bàn luận về những vấn đề mới, đáng quan tâm trong Quy định 69 với sự tham gia của PGS.TS Lê Văn Cường- Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng- Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và PGS.TS Bùi Thị An- Đại biểu Quốc hội khoá 13.

Đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập: Vì sao chưa hiệu quả? (08/10/2022)

Năm 2017, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 đã ban hành NQ 19 về “tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19, tại các đơn vị sự nghiệp công lập đã bước đầu giảm được đầu mối, khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải, trùng lắp. Các đơn vị cũng đã bước đầu tự chủ trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, phiên họp Ban chỉ đạo trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 được tổ chức mới đây cũng đưa ra nhận định: việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nội dung còn chậm, tổ chức thực hiện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Vậy đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập vì sao chưa hiệu quả? Giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân, đại biểu Quốc hội khoá 15 và Tiến sỹ Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam – VASA, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Nhìn lại công tác tuyển sinh ĐH 2022: Nhiều vấn đề cần điều chỉnh (01/10/2022)

Thời điểm này, các trường đại học trên cả nước đang gấp rút để hoàn tất thủ tục nhập học cho thí sinh. So với các năm trước, công tác xét tuyển năm nay có nhiều đổi mới như các trường ĐH phải xét tuyển lọc ảo chung tất cả các phương thức; thời gian đăng ký nguyện vọng kéo dài; các công đoạn từ đăng ký nguyện vọng, nộp lệ phí xét tuyển, cho đến xác nhận nhập học đều thực hiện trực tuyến... Nhìn chung những đổi mới này phần nào đảm bảo công bằng cho thí sinh, thuận lợi trong lọc ảo. Thế nhưng, vẫn còn đó những lỗi phát sinh trong công tác tuyển sinh năm nay khiến không chỉ thí sinh, phụ huynh lo lắng mà chính các trường cũng bị động.

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước (03/09/2022)

Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành quyết định thỏa thuận về việc Viện kiểm sát quân sự Quân khu 1 đồng ý bồi thường oan sai cho gia đình bà Nguyễn Thị May (85 tuổi, ở thành phố Cao Bằng) số tiền 5 tỉ đồng. Đây là một trong số nhiều vụ việc người dân được bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước từ khi được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý để các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Qua hơn 10 năm, hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã cơ bản hoàn thiện, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền được Nhà nước bồi thường do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Cụ thể quyền con người, quyền công dân đã được bảo đảm như thế nào trong chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực tiễn triển khai? Trước yêu cầu bảo đảm, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trước những thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính…các quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước cần hoàn thiện theo hướng như thế nào? Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu: Ông Lê Thái Phương – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp; Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng luật sư NH Quang và cộng sự, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử (27/08/2022)

Kinh doanh có trách nhiệm là xu hướng kinh doanh tất yếu của doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội, trong đó có bảo đảm quyền lợi của người lao động, người tiêu dùng hiện nay.
Kinh doanh có trách nhiệm thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ thể liên quan, như người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng dân cư chịu tác động từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật, mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.
Đối với ngành điện tử, thực hành lao động có trách nhiệm càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong chuỗi cung ứng của ngành này. Vậy thực hành lao động có trách nhiệm đóng vai trò quan trọng như thế nào? Các DN điện tử Việt Nam sẽ phải thực hành, tuân thủ các quy định ra sao khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu? Quyền lợi của người lao đông được bảo đảm ra sao? Vấn đề này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với chủ đề: Tăng cường thực hành lao động có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng ngành điện tử.

Tư vấn tuyển sinh trường ĐH Thủy lợi: Gỡ khó cho các ngành “khát” nhân lực (13/08/2022)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ tác động đến xu hướng đào tạo của các trường đại học, mà còn làm thay đổi nhu cầu nhân lực của xã hội. Mỗi mùa tuyển sinh đại học, câu hỏi: “Ngành nào dễ tìm việc sau khi ra trường? thường được đặt ra. Tuy vậy, có một thực tế tuyển sinh vài năm trở lại đây cho thấy, nhiều ngành nghề truyền thống tuy rất “khát” nhân lực, cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thế nhưng, chưa nhiều thí sinh biết thông tin hoặc không “để mắt” tới. Làm sao để gỡ khó cho các ngành “khát” nhân lực? Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia Truờng ĐH Thuỷ lợi sẽ giúp quý vị và thí sinh có thêm nhiều thông tin về những ngành nghề tuyển sinh cũng như xu hướng nhân lực trong tương lai.

Tinh giản biên chế: Cần quyết liệt và thực chất (06/08/2022)

Năm 2021, lần đầu tiên biên chế công chức giảm 10,01%; biên chế sự nghiệp giảm 11,67%. Theo Bộ Tài chính, qua sắp xếp bộ máy và tinh giản biên chế giai đoạn 2017 - 2021 đã giảm chi ngân sách nhà nước được 25.000 tỷ đồng.
Nhưng nhìn nhận một cách thẳng thắn, những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn khi mà việc thực hiện tinh giản vừa qua ở không ít bộ, ngành, địa phương, đơn vị vẫn còn mang tính cơ học, thậm chí là hình thức. Thực trạng này dẫn đến, bộ máy tại nhiều đơn vị vẫn còn cồng kềnh, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đã đề ra.
Để đạt được mục tiêu tinh giản trong giai đoạn này thực sự hiệu quả về lượng và chất, để bộ máy hành chính phát huy hiệu quả cao hơn, phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của đất nước cần những giải pháp cụ thể gì? Chương trình Đối thoại bàn về câu chuyện này với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Đinh Duy Hòa, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính – Bộ Nội vụ và PGS.TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia.

Bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước (30/07/2022)

Việt Nam có gần 12 triệu ha đất ngập nước, trong đó chưa kể diện tích sông, suối ngập nước theo mùa và suối, điểm nước nóng, nước khoáng, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên toàn quốc, được phân bố ở mọi vùng sinh thái với sự đa dạng về các kiểu loại và phong phú về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ tài nguyên lớn, các phương thức tiêu thụ, sử dụng tài nguyên vẫn còn chưa bền vững... đang khiến cho đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước bị suy giảm với tốc độ nhanh. Nạn phá rừng, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã vẫn tiếp tục diễn ra, ô nhiễm môi trường là những mối đe dọa tới đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước. Đây cũng là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Bà Trần Thị Kim Tĩnh, Phó trưởng phòng Sinh thái và Cảnh quan thiên nhiên, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường; TS Phạm Hữu Khánh, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: