logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Gói kích thích kinh tế lần thứ hai: Cần khẩn trương và đúng đối tượng (23/9/2020)

Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 2 đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, như một cơ thể yếu, gắng gượng dậy sau cú đánh bồi bởi làn sóng Covid 19 lần thứ 2, rất nhiều doanh nghiệp cần trợ giúp khẩn cấp. Như tin đã đưa, trên cơ sở đề xuất của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành liên quan lên phương án chi tiết sớm triển khai. Vậy nhưng, kể từ ngày đề xuất này được đưa ra, tới nay đã hơn 1 tháng vẫn chưa thấy hình dáng của gói kinh tế này. Vì sao lại có sự chậm trễ như vậy và có cách gì đẩy nhanh tiến độ thực hiện? Những bài học nào cần rút ra từ gói hỗ trợ lần thứ nhất?

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Thời sự VOV1 Đài TNVN và Đại học Kinh tế, ĐH QG Hà Nội (22/9/2020)

Hôm nay, 22/09, tại Hà Nội, diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham dự buổi lễ có ông Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ Ban Thời sự VOV1 và Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội:

Xu hướng nhiều cán bộ quản lý Nhà nước trở thành phó giáo sư, giáo sư cho thấy vấn đề gì? (18/9/2020)

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước đang có khoảng 1.600 Giáo sư, 10.000 Phó giáo sư, số lượng tiến sỹ, thạc sỹ thì lên tới cả trăm nghìn người. Số lượng giáo sư, phó giáo sư tiến sỹ đông đảo là vậy, nhưng số công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trên giới thì lại rất khiêm tốn; những người nghiên cứu, giảng dạy trong số này cũng chiếm tỷ lệ rất ít, đặc biệt số giáo sư, phó giáo sư còn nghiên cứu chỉ chiếm khoảng 1/4.
Một phần nghỉ hưu, nhưng một phần là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ chuyển sang làm công tác quản lý; hoặc những người được trao học hàm học vị này đều xuất phát từ những bộ quản lý nhà nước. Xu hướng cán bộ quản lý Nhà nước học tiến sỹ, rồi lên phó giáo sư, giáo sư đang cho thấy vấn đề gì? BTV Thanh Trường đề cập nội dung này:

Mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam và một số đối tác: Làm sao đảm bảo mục tiêu vận tải hàng không an toàn trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19? (16/9/2020)

Chiều tối 15/9/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 330 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại cuộc họp về việc cho phép các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và một số đối tác. Vậy cần đặt ra những yêu cầu cụ thể nào để chuẩn bị đón hành khách khi mở lại đường bay quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu vận tải hàng không an toàn trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19?

Vụ án ở Đồng Tâm: Nhiều bài học trong phòng chống tội phạm, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh (15/9/2020)

TAND Hà Nội ra phán quyết với 29 bị cáo trong vụ án ở Đồng Tâm, sớm hơn dự kiến hai ngày. Phiên tòa mở hôm 7/9, xét xử 25 người bị truy tố về tội Giết người, 4 người về tội Chống người thi hành công vụ, trong đó bốn ngày thẩm vấn, tranh tụng và bốn ngày nghị án. Viện kiểm sát đề nghị hai hình phạt tử hình về tội Giết người với hai con cùng cha khác mẹ của ông Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Cùng tội danh, Lê Đình Doanh, 32 tuổi, con của Lê Đình Công, bị đề nghị chung thân; Bùi Viết Hiểu, 77 tuổi và Nguyễn Quốc Tiến mỗi người 16-18 năm tù; Nguyễn Văn Tuyển 14-16 năm tù. 23 người ở nhóm Chống người thi hành công vụ, mức án VKS đề nghị thấp nhất từ 15 đến 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 6-7 năm tù.
Có thể thấy, bên cạnh những mức án nghiêm khắc được tuyên, phiên tòa cũng cho thấy sự khoan hồng của pháp luật đối với các bị cáo thực sự ăn năn hối cải, nhận thức được tội lỗi. Vụ án được đưa ra xét xử thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong xã hội, trừng trị thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Vụ án này cũng để lại nhiều bài học trong công tác phòng chống tội phạm, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phóng viên Đình Hiếu có bài đề cập:

Trách nhiệm pháp lý từ vụ gửi tro cốt ở chùa Kỳ Quang 2 TP HCM (15/9/2020)

Những thông tin liên quan đến việc thất lạc tro cốt gửi tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Bởi thời gian qua, hình thức hỏa táng rồi đem gửi tro cốt người đã khuất vào chùa ngày càng phổ biến, bởi đây là xu hướng văn minh và bảo vệ môi trường. Gửi tro cốt vào chùa xuất phát từ niềm tin tâm linh của người dân và đây là nguyện vọng chính đáng. Vậy nhưng, vụ việc đáng tiếc tại chùa Kỳ Quang 2 khiến không ít người băn khoăn về những vấn đề pháp lý phát sinh.
Hiện nay, pháp luật không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chưa có giáo luật hay quy định rõ ràng về việc này. Vậy cần có những thay đổi về mặt pháp lí và qui định cụ thể ra sao về việc người dân gửi tro cốt người thân lên chùa? Các cơ sở hoạt động tín ngưỡng Phật giáo cần hệ thống quản lí, giám sát tro cốt được gửi tại chùa ra sao cho khoa học và an toàn?

Bài học từ vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Đồng Tâm (14/9/2020)

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kết thúc phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án Giết người và Chống người thi hành công vụ xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng làm 3 cán bộ, chiến sỹ công an hy sinh, có 29 bị cáo bị xét xử về tội Giết người và Chống người thi hành công vụ. Bên cạnh những mức án nghiêm khắc được tuyên, phiên tòa cũng cho thấy sự khoan hồng của pháp luật đối với các bị cáo thực sự ăn năn hối cải, nhận thức được tội lỗi. Vụ án được đưa ra xét xử thể hiện sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong xã hội, trừng trị thích đáng những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. Vụ án này cũng để lại nhiều bài học trong công tác phòng chống tội phạm, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phóng viên Đình Hiếu có bài đề cập:

Loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại – Phần 4 nhan đề: Đà Nẵng, thành phố nghĩa tình (11/9/2020)

Cuối tháng 7, Đà Nẵng bước vào cuộc chiến chống dịch mới đầy cam go. Đợt dịch thứ 2 bùng phát nhanh làm đảo lộn nhịp sống bình thường của thành phố biển vốn được xem là năng động nhất miền Trung. Cả thành phố “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, mọi hoạt động vận tải, kinh doanh gần như ngưng trệ. Những bãi biển chật kín du khách và những con phố tập nập người xe bỗng chốc trở nên vắng ngắt, tiếng còi xe cứu thương hú rền suốt ngày đêm. Cuộc sống nơi tâm dịch vô cùng khó khăn. Thế nhưng, trong thời khắc gian khó ấy, tình người thắp sáng thành phố bên sông Hàn. Trong chương trình hôm nay, kết thúc loạt bài “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại”, nhóm phóng viên Hải Sơn, Minh Hoa, Kim Thu và Thành Long, thường trú tại miền Trung mời quý vị và các bạn nghe bài thứ 4 cũng là bài cuối với nhan đề : “Đà Nẵng, thành phố nghĩa tình”.

Loạt bài "Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại" – Phần 3 nhan đề: "Lan tỏa yêu thương nơi tuyến đầu chống dịch" (10/9/2020)

Nhìn lại những ngày cuối tháng 7, dịch Covid-19 tái bùng phát với mức độ nguy hiểm khó lường với tâm dịch thành phố Đà Nẵng. Thời điểm ấy, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phát lệnh “chống dịch như chống giặc”. Các y, bác sĩ ngay lập tức trở thành những "chiến binh" áo trắng. Và trong “cuộc chiến” không tiếng súng ấy, hình ảnh các chiến binh áo trắng kiên cường bám trụ, ngày đêm quên ăn, bỏ ngủ, làm việc đến kiệt sức để cứu chữa bệnh nhân đã viết nên câu chuyện đẹp về tình người. Cả thành phố cách ly, giãn cách nhưng lòng người thì xích lại gần nhau, lan tỏa yêu thương. Tiếp tục loạt bài “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại” của Nhóm phóng viên Đài TNVN tại miền Trung, trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài thứ 3 với nhan đề “Lan tỏa yêu thương nơi tuyến đầu chống dịch”.

Nam Định: phong trào thi đua gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm (10/9/2020)

Phong trào thi đua phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa phương trong từng giai đoạn cụ thể; kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng nhân tố điển hình và tập trung chỉ đạo phong trào thi đua theo phương châm hướng mạnh về cơ sở. Đây là 1 trong những bài học kinh nghiệm được tỉnh Nam Định thực hiện thành công trong 5 năm qua, giúp địa phương hoàn thành 15/15 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 đề ra. Cộng tác viên Mai Hiếu đề cập vấn đề này:

Loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại” – Phần 2 nhan đề: Chia lửa” ở tâm dịch Đà Nẵng (9/9/2020)

Trước tình hình dịch Covid-19 tái bùng phát diễn biến phức tạp và ngày càng nguy cấp, cả nước hướng về tâm dịch ở Đà Nẵng. Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 thường xuyên họp trực tuyến với thành phố Đà Nẵng để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo triển khai công tác chống dịch. Lực lượng tinh nhuệ từ khắp nơi được đưa về tâm dịch, hỗ trợ thành phố Đà Nẵng nhanh chóng dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc. Chính sự có mặt kịp thời này đã giúp Đà Nẵng bình tĩnh vượt qua đỉnh dịch... Tiếp tục loạt bài “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại” của Nhóm Phóng viên Đài TNVN tại miền Trung, trong chương trình hôm nay, chúng tôi phát sóng bài 2 với nhan đề “Chia lửa” ở tâm dịch Đà Nẵng”.

Loạt bài “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại” – Phần 1 nhan đề: Đà Nẵng gồng mình chống dịch Covid-19 tái bùng phát (8/9/2020)

Cuối tháng 7 vừa qua, sau 99 ngày cả nước không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, dịch Covid-19 đã tái bùng phát và tâm dịch là thành phố Đà Nẵng.
0 giờ ngày 24/7, Bệnh viện C Đà Nẵng thực hiện cách ly, khởi đầu cho cuộc chiến chống Covid-19 đầy cam go.
0 giờ ngày 28/7, thành phố Đà Nẵng thắt chặt các biện pháp cách ly nghiêm ngặt chưa từng có.
Đà Nẵng bước vào đợt chống dịch thứ 2 căng thẳng và nguy cấp hơn trước. Hơn một tháng gian nan chống dịch, bây giờ Đà Nẵng đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Nhóm phóng viên Hải Sơn, Minh Hoa, Kim Thu và Thành Long, thường trú tại miền Trung ghi lại những câu chuyện chưa từng xảy ra trên mảnh đất này qua loạt bài: “Covid-19 tái bùng phát: Đà Nẵng cách ly, lòng người gần lại”. Trong chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài đầu tiên với nhan đề “Đà Nẵng gồng mình chống dịch Covid-19 tái bùng phát”.

Tiếng nói Việt Nam – 75 năm thu trước, vang vọng thu này (7/9/2020)

Hôm nay Đài TNVN kỷ niệm lần thứ 75 thành lập, trải qua chặng đường 75 năm, đến nay Đài TNVN trở thành đơn vị báo chí quốc gia duy nhất phát triển mô hình truyền thông đa phương tiện, bao gồm đầy đủ cả 4 loại hình báo chí, gồm báo nói, báo hình, báo điện tử và báo in. Với một đội ngũ hùng hậu, hoạt động chuyên nghiệp hiện đại, hệ thống trang thiết bị tiên tiến, với gần 2.700 cán bộ, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, nghệ sĩ và nhân viên, Đài TNVN là cơ quan truyền thông hàng đầu tại nước ta. Và nhân ngày thành lập Đài 7/9 hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe bài viết “Tiếng nói VN – 75 năm thu trước, vang vọng thu này” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng lí luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.

Nơi lưu giữ lịch sử bằng âm thanh (7/9/2020)

Ra đời ngày 7/9/1945, chỉ 5 ngày sau khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc, trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khó và cả những giai đoạn đổi mới về sau. Trong những năm tháng đó, các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài đã lặng lẽ “chép sử” bằng âm thanh, ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của đất nước từ năm 1945 đến nay bằng những âm thanh quý giá. Đó cũng là nền tảng của phòng Công nghệ và Lưu trữ, Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình bây giờ. Chúng ta cùng tìm hiểu “Nơi chép sử bằng âm thanh” qua phóng sự sau đây của phóng viên Văn Hải.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ: Tự hào truyền thống 75 năm Tiếng nói Việt Nam (5/9/2020)

Suốt 75 năm qua, Tiếng nói Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, kết nối triệu triệu con tim người Việt trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hôm nay. Trong suốt hành trình đó, Đài Tiếng nói Việt Nam thực sự lớn mạnh về tầm vóc, là cơ quan ngôn luận chính thống, có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN về những thành tựu trong 75 năm qua và chiến lược xây dựng Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành cơ quan truyền thông đa loại hình, đa phương tiện hiện đại, vững mạnh toàn diện.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: