logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Công nghệ xanh- giải pháp giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu (15/09/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Và thực tế này đang đặt ra cho chúng ta bài toán phải có những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, chính những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để chúng ta phát triển những công nghệ mới, những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường.

“Kinh tế tuần hoàn – xu thế phát triển tất yếu” (01/09/2022)

Kinh tế tuần hoàn là một thuật ngữ được nhắc nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang chịu nhiều tác động ô từ nhiễm môi trường hay cạn kiệt tài nguyên sau một quá trình phát triển nóng. Tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của Việt Nam cho thấy sự chuyển đổi sang sản xuất tiêu dùng bền vững là một nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. “Kinh tế tuần hoàn – xu thế phát triển tất yếu” là nội dung chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

Nông nghiệp bền vững góp phần đưa phát thải ròng về 0 theo cam kết tại COP26 (18/08/2022)

Mỗi năm, sản xuất nông nghiệp nước ta thải ra môi trường khoảng 80 triệu tấn khí thải CO2 quy đổi, chiếm trên 30% tổng lượng khí nhà kính toàn quốc. Trong đó gần 70% phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp đến từ hoạt động trồng trọt. Trước thực tế này, những cam kết của Việt Nam tại COP 26 về đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, giảm 30% phát thải mê tan toàn cầu vào năm 2030 là xu thế tất yếu để đảm bảo nước ta trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững cho toàn cầu.

“Ngăn chặn rác thải nhựa đại dương – bắt đầu từ nâng cao nhận thức cộng đồng” (12/08/2022)

“90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, ô nhiễm rác thải nhựa đã chạm đến nơi sâu nhất trong lòng đại dương và con người đang lấy đi từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung” – cảnh báo của Liên Hợp Quốc trước những nguy cơ chưa từng có tiền lệ mà đại dương phải đối mặt đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà nêu ra trong Lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày đại dương thế giới 2022 trung tuần tháng 6 vừa qua. Ngăn chặn rác thải nhựa hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa là yêu cầu cấp bách, trong đó, tạo sự chuyển biến về ý thức, nhận thức cho cộng đồng, bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất của mỗi cá nhân được xem là một trong những giải pháp tối ưu để ngăn chặn từ gốc vấn nạn này.

Công nghệ xanh- giải pháp để Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu (4/8/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Và thực tế này đang đặt ra cho chúng ta bài toán phải có những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, chính những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là cơ hội để chúng ta phát triển những công nghệ mới, những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường. “Công nghệ xanh- giải pháp giúp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu” là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu tuần này.

Bảo vệ rừng – “lá phổi xanh” trước diễn biến khắc nghiệt của thời tiết (28/07/2022)

Các tỉnh, thành miền Bắc và Trung Bộ đang tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng mới với nhiệt độ có nơi cao trên 37 độ. Thời tiết nắng nóng, hanh khô khiến nguy cơ cháy rừng ở mức cao. Nhiều diện tích rừng tại các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận hiện đang nằm trong vùng cảnh báo cháy cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm. Hầu hết các khu rừng này là rừng thông, keo dễ bắt lửa, một khi hỏa hoạn xảy ra, đám cháy sẽ lan nhanh và khó có khả năng dập tắt. Các ban ngành chức năng địa phương và lực lượng kiểm lâm, người trồng rừng đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo vệ rừng trong mùa khô này.

Đô thị Việt Nam trước thách thức phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (21/07/2022)

Đô thị Việt Nam trước thách thức phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Quảng Nam: Phát triển đô thị ven sông, ven biển trước thách thức của biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế biển xanh nhìn từ câu chuyện suy giảm rạn san hô tại Vịnh Nha Trang, Khánh Hòa (14/07/2022)

Câu chuyện nhiều rạn san hô ven biển tại Vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt tại khu vực đảo Hòn Mun (thuộc vùng lõi của Vịnh) được phát hiện gần đây đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia cùng dư luận xã hội. Trước thực trạng này, công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển cũng như bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên biển đang trở nên cấp bách, nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu: "Phát triển kinh tế biển xanh”.

Phát thải ròng bằng 0 – Từ cam kết đến hành động (07/07/2022)

- Những nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính
- Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu đối mặt với hàng loạt thách thức

Phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu (30/06/2022)

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã rất nỗ lực xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL. Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 được tổ chức cuối tháng 6 vừa qua là quy hoạch vùng đầu tiên được ban hành theo Luật Quy hoạch, thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” cho tương lai phát triển vùng ĐBSCL, nhất là trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của biến đổi khí hậu - yêu cầu cấp bách (23/06/2022)

Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy vậy, cũng có một thực tế là trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đang trên đà suy giảm nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do các hoạt động của con người, thì còn có nguyên nhân do các áp lực từ biến đổi khí hậu. Do đó, bảo tồn động thực vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học trước những tác động của biến đổi khí hậu- là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước ở thành phố Hồ Chí Minh (16/06/2022)

- Các giải pháp quản lý bền vững nguồn nước ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Quảng Ninh: Bảo vệ rừng ngập mặn từ ý thức cộng đồng.

Bài 3: Việt Nam cùng nhận thức – Cùng hành động để cứu trái đất (11/06/2022)

Phát biểu tại hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (gọi tắt là COP26) tại Glasgow Scotland, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam tuy là quốc gia còn đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa được vài chục năm nhưng vẫn quyết tâm xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Bằng nguồn lực của mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo thỏa thuận Paris để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này thể hiện sự quyết tâm và hành động của Việt Nam để cùng với cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là nội dung của bài cuối trong loạt bài Việt Nam cùng nhận thức cùng hành động để cứu trái đất

Bài 2: Việt Nam đẩy mạnh các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (10/06/2022)

- Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn về nâng cao năng lực dự báo khí tượng thuỷ văn
- Mô hình Làng Olympic 2024 hiện đại, bền vững, lượng thải carbon thấp

Bài 1: Những thảm hoạ khí hậu đã được báo trước (09/06/2022)

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài. Nếu nước biển dâng 1 mét, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến 20-30 triệu người dân. Tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Vậy nhận thức và hành động của Việt Nam như thế nào để thực hiện các thoả thuận về biến đổi khí hậu? Bắt đầu từ Chương trình hôm nay, chúng tôi có loạt bài: Việt Nam cùng nhận thức – Cùng hành động để cứu trái đất. Bài 1 có nhan đề: Những thảm hoạ khí hậu đã được báo trước.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: